fbpx
Home Hướng nghiệp Công nghệ thông tin Hai con đường trở thành dân CNTT: Đại học và học đại

Hai con đường trở thành dân CNTT: Đại học và học đại

0
Hai con đường trở thành dân CNTT: Đại học và học đại
NEW YORK, NY - SEPTEMBER 24: Bill Gates, chairman and founder of Microsoft Corp., listens during the Clinton Global Initiative (CGI) meeting on September 24, 2013 in New York City. Timed to coincide with the United Nations General Assembly, CGI brings together heads of state, CEOs, philanthropists and others to help find solutions to the world's major problems. (Photo by Ramin Talaie/Getty Images)
Đại Học – Con đường dễ đi (Dù không bằng phẳng)

Trở thành lập trình viên bằng con đường Đại Học, nghĩa là thi đậu Đai Học và theo học ngành Công Nghệ Thông Tin (Khoa Học Máy Tính/Kĩ Sư Phần Mềm) của một trường Đai Học nào đấy.

Đây là con đường an toàn, khá dễ đi (thực ra học cũng hơi cực khổ chứ không quá dễ đâu) nên được nhiều bạn lựa chọn. Việc học Đại Học một cách chính qui có khá nhiều ưu điểm:

  • Vững kiến thức cơ bản: Chương trình học của các trường  ĐH thường được xây dựng một cách công phu, kĩ lưỡng. Sinh viên sẽ được học từ những môn lập trình cơ bản (C, C++) cho đến kiến thức nền tảng (cơ sở dữ liệu, thuật toán, hạ tầng mạng, hệ điều hành). Các kiến thức nền tảng này vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc, học kiến thức mới.
  • Quan hệ: Đi học, bạn sẽ được làm quen, học hỏi từ những người bạn có cùng đam mê, cùng sở thích. Khi có gì khó khăn, bạn có thể dễ dàng hỏi bạn bè hoặc thầy cô. Những mối quan hệ này rất có ích về sau này (Khi muốn tìm việc hay muốn học lên cao).
  • Cơ hội việc làm và thực tập: Hầu hết các trường đều hỗ trợ hoặc hướng dẫn sinh viên đi thực tập. Đây là cách tốt nhất để lấy kinh nghiệm, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo lợi thế cho bạn khi đi xin việc.

Tuy vậy, nếu đi con đường này, bạn cần lưu ý những khuyết điểm của nó:

  • Dễ bị thói quen ỷ lại: Do chương trình học đã cố định, nhiều bạn cứ nghĩ học hết các môn trong trường là đã đủ kiến thức để đi làm. Điều này dẫn đến thái độ ỷ lại, không tự học mà chỉ đợi được dạy. Thái độ này vô cùng nguy hiểm khi đi làm.
  • Kiến thức cũ, không được cập nhật: Kiến thức trong trường Đại Học chỉ là kiến thức cũ và cơ bản, không đủ để làm việc. Ngoài ra, ta còn phải học một số môn khá nặng nề mà vô dụng như: quân sự, triết học Mác Lê Minh, Lý Hoá Đại Cương,…
  • Tốn thời gian và tiền bạc: Học Đại Học đồng nghĩa với việc bạn bỏ mất 4 năm thời gian để mài đít trên ghế nhà trường, đóng tiền nhà, tiền học phí v…v. Đây là một khoảng đầu tư khá lớn. Xét về mặt kinh doanh, học ĐH ra mà không kiếm được việc làm đồng nghĩa với việc bạn đầu tư… thua lỗ.
Học Đại – Con đường gập ghềnh, lắm chông gai vất vả

Học Đại Học không phải là con đường duy nhất để trở thành lập trình viên. Có khá nhiều bạn trở thành lập trình viên bằng cách tự học ở trung tâm, tự học thêm trên mạng hoặc qua sách vở.

Đây là con đường dành cho các bạn không có thời gian hoặc điều kiện; hay đã tốt nghiệp ngành khác, có đam mê với công nghệ thông tin và muốn tự học lập trình.

So với học Đại Học, con đường này có lắm chông gai, lắm gian nan thử thách hơn nhiều:

  • Bối rối không biết hướng đi: Rất nhiều bạn hỏi mình “Em muốn tự học lập trình, nhưng không biết bắt đầu từ đâu?”. Thật vậy, kiến thức trong ngành lập trình rất rộng và vô cùng bao la. Các bạn tự học thường dễ “ngộp” vì lượng kiến thức khổng lồ và không biết bắt đầu như thế nào.
  • Dễ nản và bỏ cuộc: Thật lòng mà nói, việc lập trình và học lập trình không hề dễ dàng. Bạn không thể thành thạo lập trình chỉ sau ngày một ngày hai, mà phải trải qua nguyên một quá trình học tập rèn luyện dài đằng đẳng. Quá trình dài dòng và gian khổ này dễ khiến nhiều bạn nản lòng và bỏ cuộc.
  • Hổng kiến thức căn bản: Kiến thức căn bản chỉ có trong sách vở, lại khá nặng nề nên nhiều bạn tự học thường bỏ qua hoặc học sơ sài. Điều này dẫn đến việc nhiều bạn tự học lập trình bị mất căn bản, có thể sử dụng công nghệ nhưng không hiểu rõ bản chất của chúng.
  • Khó tìm việc hơn: Mặc dù ngành IT có tiếng là “không quá coi trọng bằng cấp”, rất nhiều công ty chỉ tuyển người đã tốt nghiệp. Bạn chưa tin à? Đây là một số mẫu tuyển dụng mình vừa hốt trên careerbuilder về

Bạn có để ý là chúng đều đòi hỏi Bachelor/Engieer Degree, hoặc trình độ Đại Học ko? Không có bằng ĐH, cơ hội việc làm của bạn sẽ hẹp hơn các bạn sinh viên đã ra trường nhiều.

Tuy vậy, khi đi con đường này, bạn sẽ có được một số ưu thế sau:

  • Muốn học gì thì học: Bạn có thể lựa chọn chỉ học những thứ mình thích, những thứ khiến mình hứng thú. Không cần phải phí thời gian nhồi vào đầu những môn đại cương, những kiến thức triết học vô bổ nữa.
  • Rèn được kĩ năng tự học: Đây là một một trong những kĩ năng quan trọng nhất của lập trình viên. Biết cách tự học, bạn sẽ dễ dàng nắm vững công nghệ mới, đồng thời giữ cho kiến thức của mình không bị lạc hậu.
  • Tiết kiệm tiền bạc: Tự học đồng nghĩa với việc bạn không phải lên trường, không phải đóng học phí, không tốn tiền mua sách vở học tập.
  • Dễ sắp xếp thời gian: Bạn có thể tự học mọi lúc mọi nơi, dễ dàng thay đổi thời gian địa điểm học. Do đó, cách này khá phù hợp với những bạn đang đi làm, bận rộn, ít có thời gian rảnh.
Kết

Trong bài viết này, mình đã phân tích rõ hai con đường thường gặp để trở thành một lập trình viên. Cá nhân mình khuyên các bạn nên lựa chọn con đường học Đại Học. Dẫu có hơi mất thời gian nhưng nó khá là an toàn, ổn định và dễ đi hơn.

Tuy vậy, mình cũng biết có nhiều bạn vì hoàn cảnh, do đam mê nên phải lựa chọn con đường thứ hai – Học Đại. Vì thế, ở bài sau, mình sẽ dành nguyên một bài viết để chỉ dẫn kinh nghiệm, hướng đi và lộ trình học cho các bạn muốn tự học lập trình.

Comments

comments