Đề bài: Thế giới Kinh Bắc trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.
Bài làm
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì…”.
Tiếng nhớ tiếng thương tha thiết ấy cứ ngân nga mãi trong lòng ta. Những vần thờ “Bên kia sông Đuống” như có một ma lực làm đắm say lòng người hơn nửa thế kỉ nay. Nó như chơi vơi trong không gian và thời gian năm tháng, như dần hồn ta nhập vào một thế giới Kinh Bắc diệu kì, một miền quê giàu đẹp có truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính thật đáng yêu đáng nhớ.
Đã 3 năm rồi li biệt quê hương, đêm nay giữa núi rừng chến khu Việt Bắc, đứa con nhìn về “bên kia sông Đuống” mà “ruột đau chín chiều”. Đất nước và quê mẹ “ngùn ngụt lửa hung tàn”, lòng con “xót xa”, “nhớ tiếc” không thể nào kể xiết:
“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”.
Nỗi đau, nỗi nhớ tiếc quặn lòng, tê tái cả tâm hồn, như chết đi một phần cơ thể. Nhớ quê mẹ yêu thường là nhớ một dòng sông thơ ấu cứ lơ thơ, cứ mải miết trôi trong tâm hồn. Nỗi đau, nỗi nhớ, anh muốn được san sẻ cùng em. Như vỗ về, như an ủi: “Em ơi, buồn làm chi – Anh đưa em về sông Đuống”. Sông Đuống “ngày xưa cát trắng phẳng lì” – êm êm cát mịn, từng in dấu chân tuổi thơ ngày nào, nay đã trở thành hoài niệm. Sông Đuống là hồn quê, là vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của thế giới Kinh Bắc bao đời nay. Sông đang “nằm nghiêng nghiêng”, như đau trong nỗi đau của đứa con xa nhà đi kháng chiến. Gương sông trong xanh, êm đềm “trôi đi”, như “lấp lánh” một sắc trời, như một ánh trăng sao:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”.
Nhớ tiếc sông Đuống “ngày xưa” mà “xót xa” sông Đuống trong khói lửa điêu tàn, tang tóc trong hiện tại:
“Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu”.
Đâu còn nữa những cánh cò trắng “bay lả bay la” trên cánh đồng xanh mà chỉ còn có “con cò trắng bay vùn vụt” qua dòng sông thương đạu đang “nằm nghiêng nghiêng” trong lửa đạn. Trong bài thơ, 12 lần Hoàng Cầm nhắc đến sông Đuống yêu thương.
Sông Đuống được nhà thơ nhắc tới ở phần cuối bài thơ là sông Đuống của ngày mai, ngày chiến thắng, ngày hội non sông. Sông Đuống quê mẹ, là hi vọng, là niềm tin, là niềm tự hào. Sông Đuống là sức sống mãnh liệt, là hồn thiêng của quê hương, của Kinh Bắc muôn đời:
“Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời…”
Nhớ quê mẹ là nhớ sông Đuống, dòng sông thơ ấu, nhớ Kinh Bắc, một miền quê giàu đẹp. Một màu “xanh xanh”, một màu “biêng biếc” của bãi mía, của bờ dâu, những cánh đồng ngô khoai bát ngát. Bức tranh quê với gam màu sáng, trải dài rộng đôi bờ sông Đuống hiền hòa đã trở thành một mảnh tâm hồn của đứa con xa quê. Màu xanh của thương nhớ, màu xanh của hoài niệm, màu xanh của ấm no:
“Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc”.
Nhớ màu xanh của miền quê là nhớ “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên”, nhớ thuở thanh bình no ấm yên vui. Là nhớ hương vị ngọt bùi của ngô khoai, nhớ chất ngọt đậm đà của mía, nhớ màu vàng óng của tơ tằm vấn vương mãi trong niềm thương yêu. Nay còn đâu nữa “từ ngày khủng khiếp – Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn”… Đứa con xa quê “nhớ tiếc”, “xót xa” nhìn về quê mẹ:
“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”.
Quê hương là gì hở mẹ? Quê hương là gì hở em? Với thi sĩ Hoàng Cầm là sông Đuống, là cát trắng phẳng lì, là màu xanh biêng biếc của lúa ngô khoai. Là hương vị của đồng quê, của “lúa nếp thơm nồng”, của “nét tươi trong”, của “màu dân tộc” trên những bức tranh gà, bức tranh lợn của các nghệ sĩ dân gian Đông Hồ treo trong ngày Tết. Quên sao được hương vị và màu sắc thân thuộc của Kinh Bắc thương yêu? Hương nếp thơm nồng, hương xôi, hương cốm mới, tranh Đông Hồ với gam “màu dân tộc”, với “nét tươi trong” tài hoa “sáng bừng trên giấy điệp” đã trở thành hồn quê thấm sâu, tỏa rộng trong miền thương nhớ. Hương vị, sắc màu tươi đẹp ấy chính là chất Kinh Bắc. Cảnh cũ người xưa nay còn đâu nữa. Cái tan tác, chia lìa trong khói lửa chiến tranh của quê hương đang hiện hình trên từng tranh vẽ. Xưa là mơ ấm no, hạnh phúc. Nay là tan tác thương đau. Nỗi đau về tinh thần như đang ứa máu. Một miền quê có bề dày văn hóa lâu đời đang bị giày xéo tan hoang:
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu”.
Bên kia sông Đuống, là huyện Thuận Thành, huyện Gia Lương, huyện Lang Tài… phía Nam Bắc Ninh ngày xưa, là nơi quê cha đất mẹ của nhà thơ Hoàng Cầm. Nhớ quê hương “bên kia sông Đuống” là nhớ về một thế giới Kinh Bắc có truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời. Là nhớ về lễ hội, hội Lim, hội Gióng, hội chùa Dâu, hát Quan họ… đã đi vào ca dao, tục ngữ: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chin đâu đâu cũng về hội Gióng”. Em có nhớ “Câu hát giao duyên điệu lí qua cầu”:
“Dù ai đi đẩu đi đâu
Cứ nhìn thấy tháp chùa Dâu thì về”?
Nhớ “liền chị, liền anh”, nhớ “vạt áo tứ thân” trong hội hè đình đám. Muốn gửi tấm the đen cho người thương may áo mới đi hội mùa xuân nhưng biết gửi cho ai bây giờ:
“Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu”.
“Mộng bình yên” mấy trăm năm nay chỉ còn “thấp thoáng” trong tâm tưởng. Giặc tràn tới “chó ngộ một đàn lưỡi dài lê sắc máu”, quê hương chìm trong máu lửa: “Ruộng ta khô – Nhà ta cháy”. Cuộc sống bị hủy diệt đến “kiệt cùng”. Chùa xưa bị tàn phá. Tiếng chuông diệu huyền ngày xưa, nay chỉ còn “văng vằng” trong hoài niệm của những người xa quê. Sao mà chẳng “nhớ tiếc”, sao mà chẳng “xót xa”? Kỉ niệm về quê hương, về miền văn hóa Kinh Bắc cứ nhức nhối, ứa máu trong tâm hồn của đứa con li hương.
Nhớ quê mẹ đất cha là nhớ những địa danh đã đi vào huyền thoại cổ tích, đã gắn liền với lễ hội tưng bừng mùa xuân, thể hiện “một ao ước, một lối sống ông cha” từ bao đời nay. Nhớ mãi khôn nguôi, nhớ “núi Thiên Thai”, nhớ “chùa Bút Tháp”, nhớ “huyện Lang Tài”,…
Nhớ về “bên kia sông Đuống” là nhớ tới những con người, nhớ tới một cộng đồng tinh tế trong ứng xử, tài giỏi trong làm ăn, tình nghĩa thủy chung trong cuộc đời. Rất phúc hậu và hồn nhiên, rất tài hoa và tình tứ. Rất khéo tay hay lam và hay làm. Chính họ đã làm nên bản sắc văn hóa, làm nên vẻ đẹp truyền thống Kinh Bắc. Chính họ đã “để thương, để nhớ, để sầu cho ai”. Là cô gái xinh tươi bên nương dâu, nong kén “Những nàng môi cắn chỉ quết trầu”. Là những cô hàng xén nơi chợ làng, phố huyện duyên dáng, tình tứ, đẹp xinh rạng rỡ “cười như mùa thu tỏa nắng”. Người thiếu nữ Kinh Bắc sẽ gặp lại trong ước hẹn giữa ngày hội non sông:
“Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh”.
Người con gái Kinh Bắc đã hội tụ bao nét đpẹ văn hóa cổ truyền. Họ là hồn xưa Kinh Bắc, những Vương phi, Hoàng Hậu, những Ỷ Lan của các triều đại Lý, Trần, Lê, … Hình ảnh “môi cắn chỉ quết trầu”, “khuôn mặt búp sen” của các cô gái Kinh Bắc với nón quai thao, với dây thắt lung thiên lí, với váy buông chùng cửa võng xuất hiện trong hội Lim, Hội chùa Dâu, những đem giao duyên Quan họ được Hoàng Cầm nói đến với tất cả yêu thương đậm đà. Vẻ đẹp tài hoa, chất lãng mạn đa tình trong hồn thơ Hoàng Cầm được phát lộ và thăng hoa qua những hình ảnh ấy, những nét đẹp Kinh Bắc ấy.
Nhớ miền quê văn hóa lâu đời là nhớ tới “những cụ già phơ phơ tóc trắng – Những em sột soạt quần nâu”. Là nhớ tới những cô gái canh cửi tơ tằm, “những nàng dệt sợi – đi bán lụa mầu”, khéo tay hay lam hay làm. Là nhớ tới “những người thợ nhuộm – Đồng Tỉnh, Huê Cầu” đã đi vào câu ca, tiếng hát bao đời nay:
“Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu,
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm.
Nào ai đi chợ Thanh Lâm,
Mua anh một áo vải thâm hạt dền”.
(Ca dao)
Nhớ về “bên kia sông Đuống”, nhà thơ nhớ tới đàn con thơ trong vùng giặc chiếm đóng, đang trải qua những tháng ngày đói khát, hãi hùng: “Ngày tranh nhau một bát cháo ngô – Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn”. Nhớ nhất, thương nhất mẹ già tần tảo “quảy gánh hàng rong” lầm lụi trên nẻo đường mưa lạnh:
“Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”.
Nhớ người mẹ già “khuôn mặt bừng lên như dựng trăng” đón bộ đội về làng đánh giặc. Nhớ người du kích làng quê đánh giặc với niềm vui trẩy hội:
“Gió đưa tiếng hát về gần,
Thợ cấy đánh giặc, dân quân cày bừa”.
Viết về quê hương đất nước, về tình yêu quê hương đất nước trong chiến tranh, thơ Hoàng Cầm có một giọng điệu riêng, ngọt ngào say đắm như dân ca Quan họ, tinh tứ mặn mà đến say người. Cảnh sắc và con người, sinh hoạt đồng quê và lễ hội, sông Đuống và núi Thiên Thai, mau xanh của mía ngô khoai, mùi thơm nồng của lúa nếp, tranh gà lợn “nét tươi trong”, những làng nghề truyền thống như Chợ Hồ, chợ Sủi, bãi Trầm Chỉ, Đồng Tỉnh, Huê Cầu, v.v… tất cả làm nên cái hồn quê, nét bản sắc văn hóa giàu đẹp lâu đời của thế giới Kinh Bắc. Nét đẹp truyền thống ấy được hội tụ trong những vần thơ “tươi nhạc tươi vần”, diễn tả chiều sâu cảm xúc thương nhớ, tự hào, tiếc nuối, xót xa, tạo nên sức mạnh thẩm mĩ lay động hồn người.
“Bên kia sống Đuống” để lại trong lòng bạn đọc gần xa bao dư vị nồng nàn tha thiết về một dòng sông thơ mộng, một miền quê trù phú, một miền văn hóa lâu đời. Đó là thế giới Kinh Bắc tiêu biểu cho nền văn hiến lâu đời của Đại Việt, để ta yêu mến, tự hào.
Hoàng Cầm đã có lần tâm sự về bài thơ “Bên kia sông Đuống”: “Hương vị dân tộc, chất tình tứ, hư ảo của những câu ca Quan họ đã thấm đẫm trong hồn tôi từ những ngày nhỏ dại”. Đó là hồn thơ tài hoa và lãng mạn. Truyền thống văn hóa giàu bản sắc của dân tộc đã làm nên sức mạnh Việt Nam. Thế giới Kinh Bắc đã làm nên hương vị ngọt ngào nồng hậu trong thơ Hoàng Cầm. Một hồn quê, một tình quê lai láng…
2detective
chat gay en mexico.com https://bjsgaychatroom.info/
chatavenue gay chat https://gaytgpost.com/
free gay sex chat on camera https://gay-buddies.com/
local gay dating https://speedgaydate.com/
house of fun slots https://2-free-slots.com/
m.2 optane memory slots https://candylandslotmachine.com/
calendar with time slots https://pennyslotmachines.org/
vegas world slots for free https://slotmachinesforum.net/
slots lounge https://beat-slot-machines.com/
777 slots https://download-slot-machines.com/
scatter slots characters https://411slotmachine.com/
free slots for fun https://www-slotmachines.com/
texas tea slots for fun https://slotmachinegameinfo.com/
what is a dissertation proposal https://buydissertationhelp.com/
professional dissertation writing help https://dissertationwriting-service.com/
writing dissertation chapters https://help-with-dissertations.com/
law dissertation writing services https://mydissertationwritinghelp.com/
cheap dissertation help in houston https://helpon-doctoral-dissertations.net/
Comments are closed.