fbpx
Home Tin tuyển sinh Giáo dục công dân: Môn “cứu giúp” trong kỳ thi THPT quốc gia

Giáo dục công dân: Môn “cứu giúp” trong kỳ thi THPT quốc gia

0

Tuy mới xuất hiện lần đầu nhưng Giáo dục công nhân được nhiều thí sinh đánh giá sẽ là môn thi “cứu giúp” cho các thí sinh trong việc xét điểm tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017, cũng như xét tuyển vào các trường đại học.

Bí quyết ôn thi môn Sinh

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, các thí sinh sẽ phải dự thi 3 môn bắt buộc (Ngoại ngữ, Văn, Toán) và 1 môn trong 2 môn tự chọn là khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và khoa học xã hội (Giáo dục công dân, sử , địa) để xét tốt nghiệp.

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra thông tin đưa môn Giáo dục công dân (GDCD) vào kỳ thi THPT, đã có rất nhiều ý kiến, nhiều tranh luận khác nhau. Bộ GD – ĐT cho rằng, môn thi này sẽ tăng cường bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho học sinh, đồng thời làm giảm bạo lực học đường. Trong khi đó, khá nhiều người tỏ ra lo lắng và thận trọng trước môn thi “mới tinh” lần đầu tiên xuất hiện trong kỳ thi quan trọng nhất đối với học sinh THPT.
Cán bộ tuyển sinh trường ĐH Kinh tế quốc dân tư vấn ngành nghề cho các thí sinh
Cán bộ tuyển sinh trường ĐH Kinh tế quốc dân tư vấn ngành nghề cho các thí sinh
Cô Nguyễn Thị Ngoan, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) chia sẻ: “Môn GDCD thực chất chỉ có 9 chủ đề cơ bản, rất ngắn gọn và những vấn đề thực tiễn, liên quan trực tiếp tới đời sống. Đây là một trong những lợi thế giúp các học sinh dễ tiếp cận, ghi nhớ và đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới”.

Cô Ngoan chia sẻ thêm, bản thân cô và các giáo viên trong trường đang thay đổi và hoàn thiện phương pháp giảng dạy và nghiên cứu làm đề ôn luyện cho học sinh khoa học, sát với đề thi mẫu của Bộ GD-ĐT và phù hợp với khả năng của học sinh. Tuy còn đang gặp bỡ ngỡ trước môn thi mới nhưng cả thầy và trò vẫn luôn cố gắng giúp các em đạt kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới.

Cùng nói về vấn đề trên, cô Nguyễn Thị Minh, giáo viên môn GDCD tại trường THPT Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) cho biết: “Giáo án giảng dạy và bộ đề ôn thi môn GDCD đang được các giáo viên trong trường cẩn thận xây dựng. Lãnh đạo nhà trường cũng rất quan tâm dự giờ dạy, đồng thời tăng cường kiểm duyệt qua giáo án của giáo viên, cũng như quá trình ôn thi để đảm bảo đủ lượng kiến thức cho học sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Tuy nhiên, vì là năm đầu tiên thực hiện nên ngân hàng đề trắc nghiệm đối với môn này không được phong phú như những môn khác, đây là một trong những khó khăn và thiệt thòi cho các thí sinh năm nay”.

Cô Minh chia sẻ, để giúp các học sinh nắm chắc kiến thức môn GDCD, ngoài hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu tình huống thực tế… thì sau mỗi tiết học, các giáo viên còn củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh quen với cách thi mới.

Các bài kiểm tra 1 tiết ra đề thi theo hình thức thi trắc nghiệm, đề thi mỗi lớp đều khác nhau để đảm bảo tính khách quan, cũng như rèn luyện kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Bên cạnh đó, các giáo viên ra đề cũng bám sát theo bộ đề thi mẫu của Bộ GD-ĐT nhằm bảo đảm tính khách quan và giúp học sinh làm quen với hình thức thi mới. Kết quả kiểm tra ban đầu rất khả quan. Học sinh thấy thoải mái, không nặng kiến thức trước môn thi này, đúng theo tinh thần của Bộ GD-ĐT giảm tải áp lực thi cử cho cấp THPT, cô Minh thông tin thêm.

Về phía các em học sinh, ngoài những lo lắng ban đầu khi nhận được thông tin môn GDCD xuất hiện trong kỳ thi THPT quốc gia thì cũng khá nhiều em cảm thấy thú vì với môn thi mới này.

Em Nguyễn Thế Linh, học sinh lớp 12D3, trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho biết: “Lần đầu tiên thi môn giáo dục công dân, em thấy khá thú vị. Sau khi tham khảo đề thi mẫu do Bộ GD-ĐTđề thi rất hay, nhiều câu hỏi bổ ích và dễ áp dụng thực tế”.

Em Vũ Tuấn Nam, học sinh lớp 12A5, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) chia sẻ: “Học sinh đã và đang được trang bị các kiến thức quan trọng, cũng như làm quen với bộ đề thi thử trắc nghiệm GDCD nên cũng dần quen với thay đổi này. Bên cạnh đó, việc thi thêm môn GDCD cũng không khiến học sinh cảm thấy quá áp lực, vì kiến thức sách vở rất ngắn gọn, cùng kiến thức vận dụng từ đời sống khá dễ dàng. Vì vậy, với môn thi này, em cảm thấy thoải mái và tự tin bản thân mình sẽ dành điểm cao”.

Em Lê Phương Thảo, lớp 12A5, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) cũng đưa ra nhận định: “Môn GDCD sẽ là môn thi “cứu giúp” cho các môn khác cho các thí sinh trong việc xét điểm tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017, cũng như xét tuyển vào các trường đại học”.

Theo Dantri

Comments

comments