fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Toán Dự đoán nội dung các câu hỏi trong đề thi THPT môn Toán năm 2016

Dự đoán nội dung các câu hỏi trong đề thi THPT môn Toán năm 2016

0

Theo như đề thi của Bộ GD&ĐT đưa ra trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015 thí sinh cần lưu ý những nội dung sau đây rất có thể sẽ xuất hiện trong đề thi năm 2016:

Câu 1. Hàm số ( chiếm từ 10% – 20% trong cơ cấu điểm)

Đây là một câu hỏi tương đối dễ để thí sinh có thể đạt được điểm tối đa. Nội dung câu hỏi xoay quanh việc khảo sát sự biến thiên, vẽ đồ thị hàm số (ở ý 1a) và một câu hỏi phụ của phần khảo sát hàm số (ở ý 1b)

Trong câu này, thí sinh cần tính toán một cách chính xác bởi nếu tính sai thì điểm tối đa các em có thể đạt được cho câu này chỉ là 0.25đ. Khi vẽ đồ thị chủ yếu vào các điểm đặc biệt, độc lập với đạo hàm và bảng biến thiên nên có thể dùng dáng điệu (đồng biến, nghịch biến) của đồ thị đã vẽ để kiểm tra lại dấu của đạo hàm và bảng biến thiên có phù hợp với đồ thị hay không?

Câu 2. Giải phương trình lượng giác hoặc tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số (chiếm 10% trong cơ cấu điểm):

  • Nếu là giải phương trình lượng giác thì nội dung kiến thức phần Phương trình lượng giác giữ ổn định ở mức độ câu hỏi dễ. Với nội dung kiến thức này, thí sinh chỉ cần biết cách biến đổi, vận dụng các công thức lượng giác là có thể làm được, đặc biệt cần chú ý cách đặt nhân tử chung và đặt ẩn phụ.
  • Nếu là tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất thì nội dung có thể là: tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn [a; b]. Với dạng bài này thí sinh cần chú ý đến việc hàm số phải xác định và liên tục trên đoạn đó. Nếu đề chưa cho đoạn [a; b] thì ta phải tự xác định [a; b] bằng cách đi tìm tập xác định, cũng có thể tìm [a; b] nếu ta đổi biến khi gặp hàm lượng giác.

Câu 3. Phương trình, bất phương trình mũ – logarit hoặc số phức ( chiếm 10% trong cơ cấu điểm).

  • Nếu rơi vào phương trình, bất phương trình mũ – logarit, thí sinh cần nắm vững các dạng toán cơ bản như phương pháp lấy logarit 2 vế, đưa về cùng cơ số, đặt ẩn số phụ.
  • Nếu rơi vào số phức, thí sinh chỉ cần biết các công thức cơ bản, các thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được. Sau khi làm bài xong nên sử dụng máy tính cầm tay để tính toán lại kết quả của mình.

Câu 4. Tích phân ( chiếm 10% trong cơ cấu điểm):

Câu hỏi tích phân thường giữ ở mức độ trung trình. Dạng bài này đòi hỏi thí sinh cần nắm vững các công thức Tích phân cơ bản, các phương pháp tính Tích phân và cách vận dụng các kiến thức này.

Câu 5. Hình học giải tích trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz ( chiếm 10% trong cơ cấu điểm)

Đây cũng là một câu hỏi tương đối dễ thí sinh chỉ cần vận lý thuyết và rèn luyện cách tính các phép toán trong hệ trục tọa độ Oxyz là có thể đạt được điểm.

Câu 6. Hình giải tích không gian ( chiếm 10% trong cơ cấu điểm):

Với dạng câu hỏi này, thí sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản mới có thể giải và đạt được điểm tuyệt đối. Thông thường, câu hỏi sẽ xoay quanh về khoảng cách và thể tích.

Câu 7. Hình học giải tích trong trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy( chiếm 10% trong cơ cấu điểm):

Đây là một câu khó vì đòi hỏi thí sinh phải nhớ và biết sử dụng kiến thức hình học của cả các lớp dưới. Trong đó, việc vẽ hình chính xác là một yếu tố hết sức quan trọng.

Câu 8: Giải hệ phương trình hoặc bất phương trình chứa căn (chiếm 10% trong cơ cấu điểm)

Đây là một câu hỏi tương đối khó, thí sinh cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giải như đặt ẩn phụ, liên hợp, dùng bất đẳng thức.

Câu 9. Bất đẳng thức hoặc tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất (chiếm 10% trong cơ cấu điểm)

Đây là câu hỏi khó nhất với độ phân loại thí sinh cực cao. Để làm được câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải nắm vững các kiến thức Toán học, vận dụng khả năng tư duy độc lập.

Nhận diện cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2015

cau_truc_Toan

• Phân bổ kiến thức theo lớp: Kiến thức môn Toán phân bổ kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, cụ thể:

Lớp 10 (chiếm 3 điểm):
– Hình học giải tích phẳng
– Phương trình (2015), hệ phương trình, bất phương trình
– GTLN, GTNN
Lớp 11 (chiếm 1 điểm):
– Tổ hợp xác suất
– Phương trình lượng giác, biến đổi lượng giác
Lớp 12 (chiếm 6 điểm)
– Khảo sát hàm số
– Số phức
– Mũ và Logarit
– Tích phân
– Hình học không gian
– Tọa độ trong không gian

Comments

comments