Lọc “ảo” theo nhóm trước lọc theo Bộ sau
Nguyên tắc chung được cả hai nhóm tuân thủ là quy trình loại thí sinh ảo dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ của các trường.
Việc quyết định điểm chuẩn, danh sách trúng tuyển là do các trường tự quyết định. Khi chạy phần mềm xét tuyển, mỗi thí sinh trong nhóm chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất.
Sau khi lọc ảo theo quy trình riêng của nhóm, hai nhóm trường này gửi danh sách dự kiến trúng tuyển cho Bộ GD&ĐT để chạy phần mềm lọc thí sinh ảo để thanh lọc trên diện rộng cùng với các trường không tham gia nhóm xét tuyển.
Bộ GD&ĐT cho biết, phần mềm của Bộ đã được cải tiến để tương thích với phần mềm của hai nhóm xét tuyển, đảm bảo xử lý tốt nhất dữ liệu tuyển sinh.
Lọc “ảo” bằng phương thức điểu chỉnh điểm chuẩn
Nhiều ý kiến lo ngại, quy trình như vậy sẽ khiến điểm chuẩn 2017 biến động mạnh. Vì khi một trường điều chỉnh điểm chuẩn, các trường khác có thể buộc phải điều chỉnh lại điểm chuẩn trường mình để đảm bảo nguyên tắc 1 thí sinh chỉ có thể trúng tuyển 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể.
Quy trình lọc ảo như vậy rất phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường để cho ra danh sách thí sinh trúng tuyển tối ưu nhất. Vì thế, nhiều khả năng các trường đại học có thể nâng điểm chuẩn 2017 cao hơn so với mọi năm để lọc ảo tối ưu nhất.
Mặt khác, theo thống kê mùa tuyển sinh năm nay có 643,151 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH – CĐ trong khi cả nước chỉ có khoảng 390.000 chỉ tiêu vào các trường đại học. Có thể thấy, khả năng điểm chuẩn 2017 biến động mạnh là khó tránh khỏi trong một mùa thi cử – tuyển sinh có quá nhiều xáo trộn.