fbpx
Home Điểm chuẩn Điểm chuẩn đại học năm 2019 có thể tăng ở tất cả tổ hợp xét tuyển

Điểm chuẩn đại học năm 2019 có thể tăng ở tất cả tổ hợp xét tuyển

0
Điểm chuẩn đại học năm 2019 có thể tăng ở tất cả tổ hợp xét tuyển

Điểm chuẩn năm nay có thể tăng nhẹ khi số lượng thí sinh đạt điểm cao ở các tổ hợp quen thuộc đều tăng đáng kể so với năm ngoái.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có số điểm liệt giảm đáng kể so với năm ngoái, từ 8.663 xuống còn 3.128. Trong khi đó, số lượng điểm 10 tăng gấp gần 2,7 lần.

Không chỉ vậy, thống kê dựa trên số liệu điểm thi do Bộ GD&ĐT cung cấp cho thấy số lượng thí sinh có tổng điểm 3 môn thuộc 5 tổ hợp A00, A01, B00, C00, D01 ở mức cao tăng so với năm 2018.

A00: Điểm chuẩn trường tốp trên tăng

Ở tổ hợp A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), năm 2018, cả nước có 11.280 thí sinh đạt mức điểm trên 22, chiếm 2,51% tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Năm nay, con số này tăng mạnh đến 40.914 thí sinh (12,28%), gấp gần 4 lần.

Ở mức điểm trên 27, số lượng thí sinh cũng tăng đột biến, từ 61 lên 334 em.

Trong năm 2018, một số đại học ở miền Nam lấy điểm chuẩn khoảng 22 trở lên như ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, với ngành Khoa học Máy tính (23,25), Kỹ thuật điện, Điện tử – viễn thông (21,25), Kỹ thuật Hóa học (22); hoặc ĐH Kinh tế TP.HCM với ngành Ngoại thương (22,6), Kinh doanh Quốc tế (22,8).

Điểm chuẩn 22-23 cũng là mức phổ biến tại một số trường ở miền Bắc như ĐH Kinh tế Quốc dân với các ngành Kinh tế Đầu tư (22,85), Kinh tế Phát triển (22,3), Tài chính – Ngân hàng (22,85), Quản lý Dự án (22); hay ĐH Bách khoa Hà Nội với Kỹ thuật Cơ khí Động lực (22,2), Kỹ thuật Hàng không (22), Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (22).

Mức điểm tăng ở phân khúc trên 22 sẽ  tác động mạnh tới điểm chuẩn của những ngành tốp trên. Với số lượng thí sinh đạt điểm cao tăng mạnh, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh không chênh lệch nhiều, điểm trúng tuyển các trường dự kiến tăng.

Trong khi đó, số lượng thí sinh đạt điểm từ 15 đến dưới 22, tức mức điểm chuẩn phổ biến nhất, không chênh lệch nhiều. Năm nay, số lượng nguyện vọng theo tổ hợp A00 đạt mức điểm này khoảng 218.000 (65,46%), cao hơn so với năm ngoái (172.000 em, 53,69%).

Vì thế, dự kiến, điểm chuẩn các trường ở phân khúc này không tăng hoặc tăng nhẹ.

A01: Các trường có thể tăng điểm trúng tuyển

Tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) cũng có sự tăng đột biến về số lượng thí sinh đạt điểm trên 22.  

Cụ thể, số lượng thí sinh xét tuyển bằng điểm tổ hợp Toán, Vật lý, Tiếng Anh năm nay đạt gần 37.200, chiếm 11,55% tổng số nguyện vọng. Trong khi đó, năm 2018, chỉ 8.600, tức 2,8% tổng nguyện vọng, đạt mức điểm này.

Tương tự với tổ hợp A00, sự gia tăng đột biến số lượng thí sinh điểm cao tác động lớn tới điểm chuẩn trường tốp trên.

Các trường lấy điểm trúng tuyển ở mức 18-22 cũng sẽ tăng đáng kể, trong khi phân khúc 15-18 ít bị ảnh hưởng hơn.

Đương nhiên, với số lượng thí sinh có điểm trên 20 tăng lớn mà chỉ tiêu tuyển sinh các trường tốp trên không nhiều hơn năm ngoái, những trường còn lại có nhiều lựa chọn hơn, có thể tăng mức điểm trúng tuyển đầu vào.

B00: Điểm chuẩn các trường Y sẽ tăng

Ở tổ hợp B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), năm 2018, hơn 1.300 thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên. Thống kê điểm năm 2019 cho thấy số lượng thí sinh được mức điểm này là 5.134 bạn, tức tăng gấp hơn 3 lần.

Với tổ hợp xét tuyển B00, mức điểm trên 24 thường là điểm chuẩn một số ngành tại các trường ĐH Y danh tiếng như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TP.HCM.

Cụ thể, ĐH Y Hà Nội lấy 24,75 điểm ngành Y đa khoa; 24,3 điểm ngành Răng Hàm Mặt. ĐH Y Dược TP.HCM công bố điểm trúng tuyển đối với ngành Y khoa là 24,95; ngành Răng – Hàm – Mặt lấy 24,45.

Năm nay, số lượng thí sinh đạt điểm trên 27 ở tổ hợp B00 cũng tăng, từ 41 em năm 2018 lên 370 em năm 2019. 

Sự gia tăng này có thể kéo điểm chuẩn hai trường ĐH Y trên lên mức cao hơn so với năm ngoái, không chỉ ở riêng ngành “hot” Y đa khoa với Răng – Hàm – Mặt.

Số lượng thí sinh đạt điểm 21-23, mức điểm chuẩn phổ biến của các trường Y, cũng tăng mạnh từ hơn 10.000 em năm 2018 lên hơn 27.000 em năm 2019. Do đó, từ phổ điểm trên, cơ bản, điểm chuẩn khối trường Y sẽ tăng.

C00: Khó có chuyện hạ điểm chuẩn

Ở tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), gần 8.644 thí sinh đạt mức điểm trên 22 năm 2018. Năm nay, hơn 20.000 thí sinh có mức điểm này trở lên.

Đây là tổ hợp xét tuyển truyền thống của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Năm ngoái, nhiều ngành của trường xét tuyển theo điểm 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và lấy mức trúng tuyển từ 22 điểm trở lên như Báo chí (24,6), Văn học (22,4), Du lịch (24,9), Ngôn ngữ học (22).

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng có ngành lấy điểm chuẩn trên 22 như Báo chí (25), Chính trị học (22), Công tác xã hội (23,25)

Năm 2018, ĐH Tôn Đức Thắng quy định điểm trúng tuyển tổ hợp C00 của các ngành Việt Nam học và Luật là 21. Mức điểm 20-22 cũng khá phổ biến ở những trường đào tạo ngành khoa học xã hội.

Những trường này có thể tăng điểm chuẩn khi số lượng thí sinh đạt điểm từ 20 trở lên năm nay khá cao. Ở hầu hết đại học, trường hợp hạ điểm chuẩn khó xảy ra.

D01: Số lượng thí sinh đạt 18 điểm trở lên tăng nhiều

Ở khối D01 (Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh), năm 2019 có 48.620 thí sinh đạt điểm từ 22 và 12.654 em đạt từ 24 điểm trở lên. Con số tương ứng của năm 2018 lần lượt là 11.941 và 1.714 thí sinh.

Comments

comments