fbpx
Home Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Văn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn – THPT Lý Thường Kiệt 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn – THPT Lý Thường Kiệt 2016

0

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn của trường THPT Lý Thường Kiệt năm 2016, Hà Nội, các em tham khảo dưới đây:

SỞ GD&ĐT YÊN BÁI        ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1 NĂM 2016

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT       MÔN NGỮ VĂN

                          Thời gian làm bài: 180 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm

Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

       …

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.    

       …

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.

(Tiếng ViệtLưu Quang Vũ – Thơ tình, NXB Văn học 2002)

 1.  Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì ?

 2.  Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

3.  Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.

4. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị ) sau khi đọc câu thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:

      “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn… – Phạm Lữ Ân)

5. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

6. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. 

7. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. 

8. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu. 

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1.(3,0 điểm)  

    Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến sau: Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại.

Câu 2.(4,0 đim)

     Kết thúc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình khao khát:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ 

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

     Trên cơ sở phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ, anh/ chị hãy làm sáng tỏ cội nguồn của niềm khát khao đó.

— HẾT —

Đáp án: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn – THPT Lý Thường Kiệt 2016

I

Đọc hiểu

1

Những phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.

2

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: So sánh

– Nêu tác dụng:Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân tộc.

3

Nội dung chính của đoạn thơ là: Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.


Xem đáp án đầy đủ tại đây:http://tuyensinh247.com/khoa-98-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-hay-nhat-cua-cac-truong-chuyen-tren-toan-quoc-n%C4%83m-2016-k156.html

Comments

comments