fbpx
Home Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Văn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 – Đề số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 – Đề số 1

0

Tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 – đề số 1 được cập nhật ngày 29/8/2015, đề thi theo cấu trúc mới nhất của Bộ GD&ĐT.

ĐỀ THI THỬ THPT QG – ĐỀ SỐ 1

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)Đọc văn bản:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa

Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại

Quê hương ta tất cả vẫn còn đây

Dù người thân đã ngã xuống đất này

Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy

Ta nhìn, ta ngắm, ta say

Ta run run nắm những bàn tay

Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng

Đây rồi đoạn đường xưa

Nơi ta vẫn thường đi trong mộng

Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa

Ầu ơ…thương nhớ lắm!

Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng

Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông

       (“Trở về quê nội”– Lê Anh Xuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu II (3,0 điểm)

     Ngày xưa cha ông ta thường coi ba thứ tiếng sau đây là những âm thanh đẹp:Tiếng xay lúa, giã gạo; tiếng trẻ con học bài và tiếng gà gáy báo trời sáng.

     Anh/chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Từ đó viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay.

Câu III (5,0 điểm)     Bàn về đặc điểm cái “tôi” trong bài thơ“Sóng”của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng:Đó là cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt.Lại có ý kiến khẳng định:Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người.

     Từ cảm nhận về cái “tôi” trong bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 – Đề số 1 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

2,0

1.

Hai dòng thơ đầu có sử dụng các thành phần biệt lập:

– Thành phần cảm thán:“Ôi”

-Thành phần tình thái:“Có ngờ đâu”

=> Thể hiện tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.

0,5

2.

Điệp từ“ta”được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”… nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau bao năm năm xa cách.

0,25

3.

Những hình ảnh trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương: xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa. tiếng võng đưa, những bông trang trắng  những bông trang hồng, con sông nước chẳng đổi dòng, hoa lục bình tím cảbờ sông.

0,25

4.

Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong cái tôi trữ tình của tác giả.

0,5

5.

– Trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ “tím” ở đây có sự chuyển đổi từ loại từ tính từ sang động từ [tím: nhuộm tím cả bờ sông] 

–  Tác dụng: gợi ra hình ảnh dòng sông quê đẹp, gần gũi và thanh bình, êm ả mà tràn đầy sức sống với màu tím triền miên, trải dài như vô tận.

0,5

II

Ngày xưa cha ông ta thường coi ba thứ tiếng sau đây là những âm thanh đẹp:Tiếng xay lúa, giã gạo; tiếng trẻ con học bài và tiếng gà gáy báo trời sáng.

Anh/chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Từ đó viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay.

3,0

1.

Quan niệm của cha ông ta:

0,5

Ba thứ tiếng được ông cha ta coi là đẹp:
– Tiếng xay lúa, giã gạo: báo hiệu sự no đủ, được mùa…
– Tiếng trẻ con học bài: biểu tượng của một xã hội hưng thịnh, coi trọng học hành, tri thức
– Tiếng gà gáy báo trời sáng:  biểu tượng của một ngày mới bắt đầu, một tương lai rạng rỡ mở ra. Đó cũng chính là mong ước của cha ông ta về một xã hội tốt đẹp, lý tưởng.
=> Đó là những âm thanh của sự sống, báo hiệu một cuộc sống no ấm, thanh bình.

2.

Suy nghĩ  về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay :

1,5

–  Cuộc sống bình yên thịnh vượng ngày nay là cuộc sống văn minh, tiến bộ và dân chủ. Cuộc sống mà con người đang hướng tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ.
– Những âm thanh đẹp mang hơi thở của cuộc sống tươi sáng như:

+ Tiếng nói, tiếng cười, lời hát, lời ru con, những bản nhạc được cất lên từ lòng người để ca ngợi đất nước, con người.

+ Những thanh âm trong trẻo,bình dị của thiên nhiên: tiếng chim hót líu lo, tiếng sóng biển, tiếng gió vi vu…
+ Âm thanh báo hiệu sự khởi đầu tốt đẹp, rộn rã lòng người như tiếng trống trường.

Những âm thanh này có thể đến từ tự nhiên nhưng chủ yếu là do con người tạo ra.
–  Ngược lại với cuộc sống bình yên, thịnh vượng là sự ảm đạm, chết
chóc, tồn tại những điều xấu xa, nghèo đói, sự kém hiểu biết của nhận thức, tư duy…
– Một số âm thanh không đẹp trong cuộc sống hôm nay:

+ Tiếng bom rơi đạn nổ, tiếng khóc lóc, tiếng kêu khổ đau của con người trong chiến tranh, trong sự nghèo đói…
+ Tiếng cãi vã, nói tục, chửi bậy, …
Con người chính là nhân tố quan trọng nhất tạo ra những âm thanh này.

3.

Bài học nhận thức và hành động của bản thân

1,0

-Bài học nhận thức:

+ Biết trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại, mở rộng tâm hồn để đón nhận những thanh âm đẹp đẽ của thiên nhiên, của con người…

+ Việc tạo ra cho cuộc sống âm thanh đẹp hay không là đều nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người. Do đó mỗi người cần nhận thức đúng đắn để thực sự là những người có ích cho xã hội.
– Bài học hành động: Biết dùng ngôn ngữ dân tộc một cách trong sáng giàu đẹp, cần biết thanh lọc, xóa bỏ những âm thanh chưa đẹp, có ảnh hưởng xấu cho xã hội.

III

Từ cảm nhận về cái “tôi” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, bình luận hai ý kiến.

5,0

1.

Vài nét về tác giả, tác phẩm:

0,5

 – Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

– “Sóng”là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người nhưng cũng chất chứa nhiều day dứt, lo âu.

2.

Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”:

4,0

2.1

Giải thích ý kiến:

0,5

– “Cái tôi” là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua “cái tôi”, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng… của nhà thơ trước cuộc đời.

 – “Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt”: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu  được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn  – biểu hiện của một con người trẻ trung, say mê, đầy sức sống.

 – “Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người”: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, giàu trăn trở suy tư  khi nhận ra sự ngắn ngủi của tình yêu và sự mong manh của đời người.

=> Cả hai ý kiến trên đều đúng và bổ sung cho nhau, hoàn thiện ý nghĩa khái quát: thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.

2.2

Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”

3,0

a.

Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt:

1,5

–  Cái tôi khát vọng được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”.

 Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn, thiêng liêng và không thể nào lí giải được “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”

–  Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức/ Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương” –  Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa”. Đó cũng chính là một nét đẹp của cái tôi trữ tình hay chính nhà thơ. 

b.

Cái tôinhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người:

1,5

– Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà thơ đã sớm nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thuỷ vô chung; khát vọng tình yêu là khôn cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn.

–  Cái tôi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hoá thân vào sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu thương và dâng hiến, để tình yêu vượt qua sự hữu hạn của phận người:“Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”

c.

Nghệ thuật thể hiện:

0,5

–  Cái tôi trong “Sóng”được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.

–  Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ.

3.

Bình luận, đánh giá hai ý kiến:

0,5

Hai ý kiến trên đều đúng, cả hai đề cập đến những đặc điểm khác nhau của cái tôi Xuân Quỳnh trong bài thơSóng. Ý kiến thứ nhất nhất mạnh đến khát vọng sống, khát vọng yêu, ý kiến thứ hai khẳng định sự nhạy cảm, nỗi day dứt của cái tôi về giới hạn tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người.

– Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện về cái tôi  của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments