fbpx
Home Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Văn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2016 THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2016 THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu lần 1

0

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, tỉnh Đồng Tháp năm 2016, cập nhật ngày 27/11/2015.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2016 THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu lần 1

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2016 THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu lần 1

Phần I.

Đọc hiểu (3,0 điểm)

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 1

(0,25)

Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/ chính luận.

0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời

0

Câu 2

(0,5)

Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích:“Nếu bạn có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã được 50% của thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào những gì bạn tích cóp được trên đường đời”.

0,5

Ghi câu khác hoặc không trả lời.

0

Cẩu 3

(0,25)

Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận chứng minh/ lập luận chứng minh/ thao tác chứng minh/ chứng minh

0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời.

0

Câu 4

(0,5)

Nêu ít nhất 02 yếu tố làm nên sự thành công của cá nhân theo quan điểm riêng của bản thân, không lặp lại y nguyên ý của tác giả trong đoạn trích đã cho. (có thể là:ý chí, nghị lực, sự kiên định thực hiện mục tiêu, có tài năng, có năng lực, tự tin, bản lĩnh trước mọi thử thách, sáng tạo, năng động, nhạy bén, biết thích ứng,…).Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

0,5

Nêu được 01 yếu tốlàm nên sự thành công của cá nhân theo quan điểm riêng của bản thân, không lặp lại y nguyên ý của tác giả trong đoạn trích đã cho

0,25

-Với những trường hợp sau:

      + Nêu 02 yếu tố làm nên sự thành công nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà lặp lại y nguyên ý của tác giả trong đoạn trích đã cho.

+ Nêu 02 yếu tố làm nên sự thành công theo quan điểm riêng nhưng không hợp lí, không thuyết phục.

     + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.

     + Không có câu trả lời.

0

Câu 5

(0,25)

Trả lời đúng theo  :Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua các chi tiết:yếm đào, nón mê, nón quai thao, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu, tay bí tay bầu/.

0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời

0

Câu 6

(0,5)

Nghĩa của chữ đi trongcác dòng thơ:  “ta đi trọn kiếp con người / cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”:

Trả lời đúng:Chữ“đi” trong câu thơ thứ nhất có nghĩasống, làtrải qua trọn kiếp người

0,25

– Chữ “đi”câu thơ thứ hai nghĩa làthấu hiểuvà cảm nhận.

0,25

Trả lời sai hoặc không trả lời

0

Câu 7

(0,25)

Trả lời đúng:

  1“Cái cò … sung chát đào chua

à. Câu ca dao đã sử dụng làm chất liệu cho câu thơ này là:

 Cái cò đậu cọc cầu ao

Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua.

0,25

 2-“câu ca mẹ hát gió đưa về trời”.

à Câu ca dao đã sử dụng làm chất liệu cho câu thơ này là:

      –Gió đưa cây cải về trời

    Rau răm ở lại chịu lời đắng cay

0,25

-Với những trường hợp:

   + Trả lời sai hoặc chung chung, không rõ ý.

   + Không trả lời

0

Câu 8

(0,5)

Trả lời đúng về quan niệm của tác giả:Tình mẹ thật bao la, sâu sắc. Trải qua trọn kiếp con người cũng không sao thấu hiểu hết tấm lòng của mẹ qua những lời ru

.(Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục).

-Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả: (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp,.. như thế nào? Có ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người ra sao?).

0,5

-Với những trường hợp:

  + Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả hoặc nhận xét theo hướng trên.

  + Hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết phục.

0,25

-Với những trường hợp:

  + Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại;

  + Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết phục;

   + Câu trả lời chung chung, không rõ ý;

   + Không có câu trả lời.

0

II. Làm văn.  7,0 điểm

Hãy bày tỏ quan điểm của anh /chị về ý kiến sau:Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại

Câu 1

(3,0 đ)

Yêu cầu chung:Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

a. 0,5 đ

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

0,5

– Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

0,25

– Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

0

b. 0,5 đ

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý kiến có liên quan đến hiện tượng  sống ảo trong thế giới số – internet

0,5

– Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. 

0,25

– Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.

0

c. (1,0)

– Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.

– Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

– Làm rõ thực trạng.

  +Con người trong thời đại ngày nay  đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.F.A (Forever Alone)- Mạng xã hội đã trở thành một phần của đời sống hiện đại, nhất là giới trẻ.

   + Con người do đó gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, không quan tâm tới thế giới thực tại quanh mình.Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube…họ tự cô lập mình với thế giới thực

Bàn luận:

+ Cuộc sống ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị nên con người dễ bị cuốn hút về phía ấy.

 + Nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống thực tế sinh động,  hấp dẫn hơn thế giới ảo, đừng quên những giá trị  hiện hữu quanh ta làm cho cuộc sống con người thực sự có ý nghĩa. 

  + Xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống. Thời đại càng văn minh, con người càng không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet.  Cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa

è Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

 + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh

    1,0

– Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

0,75

– Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

0,5

– Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

0,25

– Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

0

d. 0,5 đ

– Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc, thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5

– Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

– Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0

e. 0,5 đ

-Không saiChính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,5

– Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

– Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0

Câu 2

(4,0 đ)

* Yêu cầu chung:Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

a. 0,5

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

0,5

Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

0,25

Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

0

b. 0,5

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ Quang Dũng qua đoạn thơ :“Sông Mã xa rổi Tây Tiến ơi!/ …gầm lên khúc độc hành”

0,5

-Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung (không tập trung vào đoạn thơ/vẻ đẹp ngôn ngữ)

0,25

-Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.

0

c. 2,0

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

– Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

   1.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

   2. Giải thích:“Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ”:à vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc.

    -Ngôn ngữ thơ cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, đó là (toàn bộ hình thức nghệ thuật biểu đạt của thơ: nhịp điệu, từ ngữ,hình ảnh thơ, BPTT, thanh, vần,…

 3.Bàn luận về vẻ đẹp ngôn ngữ thơ Quang Dũng qua đoạn thơ

    a- Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh thơ:

   b- Vẻ đẹp của cách phối thanh, hiệp vần, ngắt nhịp:

thác gầm thét– hiệp âm đầu và thanh trắc gợi âm thanh hung hãn dữ dội của thác

     MườngHịch…cọp  – hiệp thanh trắc – thanh nặng gợi bước chân rình rập của thú dữ

  c- Vẻ đẹp của các biện pháp tu từ

4. Đánh giá

-Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ góp phần biểu đạt sâu sắc vẻ đẹp nội dung tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ: vẻ đẹp kiêu hùng của người lính trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ dữ dội mà thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.

– Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ trongTây Tiến, trong  đoạn thơ in dấu một thi tài: một cây bút tài hoa, một hồn thơ lãng mạn, yêu tha thiết, gắn bó sâu nặng với rừng núi, quê hương.

2,0

– Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

1,5 – 1,75

– Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

1,0- 1,25

– Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

0,5 – 0,75

-Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

0

d. 0,5

– Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5

– Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

– Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0

e. 0,5

-Không saiChính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

0,5

– Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

– Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments