Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lần 2 của Sở GD Nghệ An năm 2016 có đáp án chi tiết, giúp các bạn củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới:
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN |
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề) |
Câu I. (2,0 điểm):
1. Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta.
2. Phân tích tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Câu II. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí ViệtNam, hãy:
1. Kể tên các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phíaNam.
2. Xác định các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn ở nước ta.
Câu III. (3.0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Số lượng gia súc và gia cầm của nước ta giai đoạn 2000 – 2012
Năm |
Trâu (nghìn con) |
Bò (nghìn con) |
Lợn (nghìn con) |
Gia cầm (triệu con) |
2000 |
2897,2 |
4127,9 |
20193,8 |
196,1 |
2005 |
2922,2 |
5540,7 |
27435,0 |
219,9 |
2010 |
2877,0 |
5808,3 |
27373,1 |
300,5 |
2012 |
2627,8 |
5194,2 |
26494,0 |
308,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013. Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000 – 2012. (Lấy năm 2000 = 100%)
2. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn trên.
Câu IV. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nêu các hạn chế về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở vùng này?
2. Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa Sở GD Nghệ An 2016 lần 2
Câu |
Ý |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
|||||||||||||||||||||||
I |
1 | Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ở nước ta. |
1,00 |
|||||||||||||||||||||||
– Là những dạng địa hình chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Là các bậc thềm phù sa cổ được nâng lên sau đó bị chia cắt do tác động của dòng chảy. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Dải đồi trung du phần nhiều là các bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy, có dạng đồi thấp bát úp, đỉnh nhọn, sườn thoải. Phân bố chủ yếu ở rìa Đồng bằng Sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển Miền Trung. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
2 |
Phân tích tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. |
1,00 |
||||||||||||||||||||||||
– ĐTH có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp- xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thu hút vốn đầu tư lớn, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
II |
1 |
Kể tên các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. |
1,00 |
|||||||||||||||||||||||
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang.
(đúng 2 địa danh cho 0,25điểm; 3-4 địa danh cho 0,5điểm; 5-6 địa danh cho 0,75điểm; 7-8 địa danh cho 1,0 điểm) |
|
|||||||||||||||||||||||||
2 |
Xác định các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn ở nước ta. |
1,00 |
||||||||||||||||||||||||
– Rất lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh |
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||
– Lớn: Hải Phòng, Nha Trang, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Cà Mau. |
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||
III |
1 |
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000 – 2012. |
2,00 |
|||||||||||||||||||||||
– Xử lý số liệu
Bảng: Tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000 – 2012. Đơn vị: %
– Vẽ biểu đồ: + Biểu đồ đường (lấy năm 2000 = 100%); các dạng biểu đồ khác không cho điểm + Yêu cầu: Biểu đồ chính xác, khoa học, có tên biểu đồ, khoảng cách năm, chú giải….Thiếu mỗi ý trừ 0,25) |
0,5
1,5 |
|||||||||||||||||||||||||
2 |
Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. |
1,00 |
||||||||||||||||||||||||
a. Nhận xét: |
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||
– Tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc và gia cầm không đồng đều: cao nhất là gia cầm, sau đó là lợn, bò và trâu. (D/C) |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm có sự thay đổi: đàn trâu có chiều hướng giảm; đàn bò, lợn, gia cầm tăng (D/C) |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
b. Giải thích: |
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||
– Đàn trâu có xu hướng giảm là do việc tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp từ trâu ngày càng giảm. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Số lượng đàn lợn, bò, gia cầm nước ta tăng nhanh do nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm này ngày càng lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2012 số lượng đàn bò, đàn lợn có tăng chậm hơn giai đoạn trước và xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đàn gia cầm tăng nhanh do có nhiều thế mạnh: vốn đầu tư ít, thời gian sinh trưởng nhanh, … |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
IV
|
1 |
Nêu các hạn chế về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? |
2,00 |
|||||||||||||||||||||||
a. Hạn chế: |
1,00 |
|||||||||||||||||||||||||
– Mùa khô kéo dài, tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra nghiêm trọng. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn, cải tạo gặp nhiều khó khăn |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Ngoài ra còn chịu tác động một số thiên tai khác… |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
b. Giải thích |
1,00 |
|||||||||||||||||||||||||
– Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước (Diễn giải) |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Nhằm phát huy các thế mạnh về tự nhiên của vùng |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
– Khắc phục những hạn chế, khó khăn về tự nhiên trong khai thác, sử dụng. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
Môi trường và một số tài nguyên (đất, rừng,..) đang bị suy giảm. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||||||
2 |
Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa? |
1,00 |
||||||||||||||||||||||||
– Tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực. |
|
|||||||||||||||||||||||||
– Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân. | ||||||||||||||||||||||||||
– Giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta. | ||||||||||||||||||||||||||
|
|
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II + III + IV = 10,0 ĐIỂM |
Theo Tuyensinh247.com