fbpx
Home Tin tuyển sinh Đề thi THPT quốc gia ‘bất công’ từ câu trắc nghiệm

Đề thi THPT quốc gia ‘bất công’ từ câu trắc nghiệm

0
Đề thi THPT quốc gia ‘bất công’ từ câu trắc nghiệm
Dù thời gian làm bài như nhau, dạng câu trắc nghiệm khách quan giữa các môn thi lại khác xa nhau gây mất công bằng cho thí sinh.

Mấy hôm nay dư luận cả nước có nhiều ý kiến về đề thi THPT quốc gia 2018 dài và khó. Tôi xin được góp một ý kiến khác về đề thi năm nay, đó là sự không thống nhất về dạng câu trắc nghiệm khách quan giữa các môn thành phần trong các tổ hợp thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Hiện tại có 2 dạng câu trắc nghiệm khách quan:

Dạng 1 là câu trắc nghiệm khách quan chỉ có 1 đáp án đúng.

Ví dụ: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua.

Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng 1 không xảy ra đột biến. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong số các cây thân thấp, quả ngọt ở F , có 3/7 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.

B. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

C. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.

D. F1 chỉ có một loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, quả chua.

Dạng 2 là câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn.

Ví dụ: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn.

Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng.

Cho 1 biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F , tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.

II. Ở F , có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.

III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. IV. Ở F , có 18,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng.

A. 1. B. 4 C. 2 D. 3

Hai ví dụ này được dẫn từ câu 107 và 112, mã đề 201, môn Sinh học thuộc tổ hợp thi khoa học tự nhiên năm 2018.

Dạng 1 chỉ có 1 đáp án đúng nên thí sinh chỉ cần giải 1 lần, nếu may mắn có đáp án là câu A thì thí sinh không cần phải giải các câu B, C, D nữa.

Dạng 2 buộc thí sinh phải giải tất cả các phát biểu I, II, III, IV từ đó mới biết có bao nhiêu phát biểu đúng.

Như vậy về nguyên tắc, đây là 4 câu trắc nghiệm khách quan nhỏ ở trong 1 câu trắc nghiệm khách quan lớn. Do đó thời gian để giải 1 câu dạng này phải dài hơn, độ khó cao hơn.

Nếu đề thi một môn thành phần mà có tới 20 câu như thế thì nghĩa là thí sinh phải giải số câu lớn hơn nhiều so với 40 câu như ta thấy trong môn thi thành phần.

Trong đề thi THPT quốc gia 2018, trong tổ hợp thi khoa học tự nhiên, môn Vật lý không có câu trắc nghiệm khách quan nào dạng 2, môn Hóa học chỉ có 5/40 câu thuộc dạng 2, còn môn Sinh học có tới 20/40 câu.

Ở tổ hợp thi khoa học xã hội, tất cả các câu trắc nghiệm khách quan ở các môn thành phần đều thuộc dạng 1.

Điều đó cho thấy việc ra bao nhiêu câu trắc nghiệm khách quan dạng 2 trong một môn thành phần đã không được Bộ GD-ĐT quy định mà phụ thuộc vào ý đồ của thầy, cô ra đề thi THPT quốc gia.

Do đó nếu một môn thành phần có quá nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng 2 như đã xảy ra ở môn Sinh học, mà thời gian làm bài vẫn chỉ là 50 phút, thì quả là khó khăn cho thí sinh và tạo ra sự không công bằng nếu thí sinh chọn khối xét tuyển đại học là khối B có môn thành phần là môn Sinh học.

Rất mong Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT có sự lưu tâm vấn đề này để ở mùa thi năm sau có sự điều chỉnh cho phù hợp, tránh gây thiệt thòi cho thí sinh.

Comments

comments