fbpx
Home Lớp 11 Đề trắc nghiệm và kiểm tra Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Lê Quý Đôn

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Lê Quý Đôn

0

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Lê Quý Đôn các em theo dõi chi tiết bên dưới:

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Lê Quý Đôn

Câu 1: Cho các chất sau đây: propin, metan, eten, but-1-in, axetilen, but-2-in. Số chất tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là:

          A. 1 chất                       B. 2 chất                     C. 3 chất                    D. 4 chất

Câu 2:  Ankađien CH2=CH–CH=CH2 có tên thông thường là:

          A. butađien                  B. 1,3 – butađien      C. butađien–1,3                    D. buta– 1,3– đien

Câu 3: Hợp chất   CH3-CH(C2H5)-CC-CH(CH3)-CH2– CH2-CH3 có tên gọi là:

          A. 3,6– đimetylnon–  4– in                           B. 2– etyl– 5-metyloct– 3– in

          C. 7– etyl– 6– metyloct– 5– in                                 D. 5– metyl– 2– etyloct–in

Câu 4: Ankin B có chứa 88,89% Cacbon về khối lượng, có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.Vậy B là:

          A. axetilen                   B. Propin                    C. but– 1– in             D. but– 2– in

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm một ankan và một anken thu được x mol H2O và y mol CO2. Quan hệ giữa x và y là

A. x ≥ y.                       B. x ≤ y.                       C. x < y.                       D. x > y.

Câu 6: Khi brom hóa một ankan X chỉ thu được 1 dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với He là 37,75. Tên gọi của X là:

          A. Neopentan              B. 2,2 – đimetylbutan                                      C. Pentan    D. Isopentan

Câu 7: Cracking C4H10 được hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4, H2 và C4H10 dư. Có MX = 36,25 g/mol. Hiệu suất của phản ứng cracking trên là:

          A. 60%                          B. 40%                                   C. 20%                                   D. 80%

Câu 8: Ankan X không nhánh chỉ chứa cacbon

          A. bậc I.                                    B. bậc I và IV.                       C. bậc I và II.             D. bậc II và III.

Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankan. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng của bình 1 tăng 6,3 gam và bình 2 có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị m là :

          A. 25 gam                     B. 35 gam                   C. 49,25gam              D. 68,95 gam

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6, C4H10 thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O, m có giá trị là :

          A. 4,0 gam                    B. 2,0 gam                  C. 6,0 gam                 D. 3,0 gam

Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 50%) thu được hỗn hợp Y (các thể tích đo ở cùng điều kiện). % thể tích của C2H6 trong hỗn hợp sau phản ứng là

A. 14,29%.                          B. 12,5%.                   C. 14,28%.                 D. 20,0%.

Câu 12: Nếu đặt CnH2n+2-2a (với a >= 0) là công thức phân tử tổng quát của hiđrocacbon thì giá trị của a biểu diễn

A. tổng số liên kết đôi.                                               B. tổng số liên kết đôi và liên kết ba.

C. tổng số liên kết pi.                                                D. tổng số liên kết pi và vòng.

Câu 13: Ankađien liên hợp là

          A. ankađien có hai liên kết đôi C=C liền nhau.

          B. ankađien có hai liên kết đôi C=C cách nhau 2 nối đơn.

          C. ankađien có hai liên kết đôi C=C cách nhau 1 nối đơn.

          D. ankađien có hai liên kết đôi C=C cách xa nhau.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hiđrocacbon X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55 g kết tủa. Dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 g so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là:

          A. C3H4                         B. C2H6                                   C. C3H6                                  D. C3H8

Câu 15: Lựa chọn tối ưu thứ tự sử dụng hóa chất để nhận biết CH4,C2H4 , CO2, SO2.

          A. Dung dịch Br2, khí Cl2.                                   B. Khí Cl2, dung dịch KMnO4.

          C. Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch Br2.                    D. Dung dịch NaOH, dung dịch KMnO4.

Câu 16: Dùng dung dịch brom trong nước làm thuốc thử, có thể phân biệt cặp chất nào sau đây?

          A. Metan và etan.                                                        B. Metan và axetilen.

          C. Etilen và propilen.                                                    D. But– 1– in và axetilen.

Câu 17: Một hiđrocacbon mạch hở X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)

          A. C3H4.                        B. C3H6.                      C. C2H4.                     D. C4H8.

Câu 18: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 8 gam brom đã phản ứng và còn lại 2,24 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít X thì sinh ra 5,6 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)

          A. CH4 và C2H4.                      B. CH4 và C3H4.        C. CH4 và C3H6.        D. C2H6 và C3H6.

Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế bằng cách nào?

          A. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170OC.                 B. Axetilen tác dụng với H2 (Pd, tO).

          C. Craking butan.                                                        D. Etylclorua tác dụng với KOH trong rượu.

Câu 20: Dẫn từ từ 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là C3H6 và C4H8 lội chậm qua bình đựng dung dịch KMnO4 1M. Thể tích dung dịch thuốc tím bị mất màu là :

          A. 300 ml                    B. 100 ml                   C. 50 ml                     D. 200 ml

Câu 21: Số đồng phân anken (kể cả đồng phân hình học) cùng có công thức phân tử C5H10  là

A. 2                       B. 3                        C. 5                                    D. 6

Câu 22: Cho các chất sau: Al4C3, C, C4H10, CaC2, C4H8, CH3COONa, C2H4. Những chất có thể dùng điều chế trực tiếp CH4 bằng một phản ứng là:

          A. C4H10, CaC, CH3COONa, C                      B. Al4C3, C4H10, C2H4, C

          C. Al4C3, C4H8, CH3COONa, C                      D. Al4C3, C, C4H10, CH3COONa

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,22 mol CO2  và 0,264 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là:

          A.  2 – metylbutan.         B. etan.                       C. 2,2 –  đimetylpropan.            D. 2 –  metylpropan

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 g H2O. Công thức phân tử của A là:

          A. C2H6                         B. C5H12                     C. C3H8                                  D. CH4

Câu 25: Khối lượng brom tối đa để kết hợp với 1,68 lít buta – 1,3 – đien (đktc) là

A. 20 gam.                 B. 22 gam.                  C. 24 gam.                                        D. 26 gam.

 

Comments

comments