Đáp án & Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch Sử năm 2014 Trường THPT Minh Thuận. Các em tham khảo
Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch Sử năm 2014 Trường THPT Minh Thuận (Đề 1)
Câu 1 (2 điểm): Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước Cách mạng?
Câu 2 (4 điểm): Trình bày nội dung và tác động của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga năm 1921. Thực chất của Chính sách kinh tế mới là gì?
Câu 3 (4 điểm): Nước Đức và nước Mỹ đã tìm lối thoát như thế nào để ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lịch Sử năm 2014 Trường THPT Minh Thuận (Đề 1)
Câu 1: 2điểm
* Nhận xét về tình hình nước Nga trước Cách mạng:
– Chính trị: là 1 nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc. 0.5đ
– Kinh tế: Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra nhiều nơi. 0.5đ
– Xã hội: Đời sống công nhân, nông dân và các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. 0.75đ
=> Nước Nga tiến sát tới 1 cuộc CM. 0.25đ
Câu 2: 4 điểm
* Nội dung và tác động của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga năm 1921:
– Nội dung:
+ Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực 0.5đ
+ Công nghiệp: Khôi phục công nghiệp nặng. Nhà nước nắm các ngành chủ chốt. 0.5đ
+ Thương nghiệp, tiền tệ: Tự do buôn bán, mở chợ. 0.5đ
–Tác động: Đưa nước Nga vượt qua khủng hoảng kinh tế, chính trị. Nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng, đảm bảo cung cấp lương thực cho nông dân và nguồn nông phẩm cho các trung tâm công nghiệp. Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương nghiệp được phục hồi và phát triển. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. 1.5đ
* Thực chất của Chính sách kinh tế mới là:
Thực chất của Chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế mà Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế với nhiều thành phần và tự do buôn bán do Nhà nước nắm các vị trí then chốt để thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết kinh tế. 1.0đ
Câu 3:4 điểm
* Nước Đức thoát ra khỏi khủng hoảng bằng việc thực hiện các chính sách:
– Về chính trị: Chính phủ Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức; lật đổ nền Cộng hòa Vaima. 1.0đ
– Về kinh tế: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, nhằm phục vụ nhu cầu quân sự. 0.5đ
– Về đối ngoại: chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. 0.5đ
* Nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng bằng việc thực hiện các chính sách:
– Về chính trị – xã hội: Chính phủ Ru-dơ-ven thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản. 0.75đ
– Về kinh tế: Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế, thông qua các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng. .05đ
– Về đối ngoại: chính phủ Ru-dơ-ven đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. 0.75đ