fbpx
Home Tin tuyển sinh Đề Giáo dục công dân THPT quốc gia: Phải có kiến thức thực tiễn mới đạt 8 – 9 điểm Chia sẻ

Đề Giáo dục công dân THPT quốc gia: Phải có kiến thức thực tiễn mới đạt 8 – 9 điểm Chia sẻ

0
Đề Giáo dục công dân THPT quốc gia: Phải có kiến thức thực tiễn mới đạt 8 – 9 điểm Chia sẻ
“Đề đã có sự vận dụng của nhiều kiến thức thực tiễn, nhất là kiến thức lớp 11. Phổ điểm trung bình năm nay sẽ từ 6 đến 7 điểm, điểm tối đa rất hạn chế vì mức độ vận dụng cao chiếm 30% câu hỏi đề thi và đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu, rộng kiến thức và có kiến thức thực tiễn”.

Đề thi đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản, đúng yêu cầu của kì thi “2 trong 1”. Cấu trúc đề thi cũng giống đề minh họa, nhưng mức độ cao hơn. Tỷ lệ câu hỏi lớp 11 là 8/40 câu (20%). Học sinh cần phải nắm vững kiến thức cơ bản mới có thể làm tốt các câu vận dụng để đạt điểm từ 8 trở lên.

Hầu hết các phương án đưa ra trong từng câu hỏi của đề thi rõ ràng, mạch lạc, có phương án nhiễu, đảm bảo đúng yêu cầu của kĩ thuật ra đề.

Tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu khoảng 60%, học sinh đại trà có thể thực hiện tốt; còn lại là câu hỏi vận dụng để phân loại thí sinh. Những câu hỏi vận dụng chủ yếu thuộc kiến thức Giáo dục công dân lớp 12.

Để làm tốt câu vận dụng, học sinh phải nắm chắc lý thuyết, có kiến thức thực tế thông qua các tình huống pháp luật.

Nội dung kiến thức mang tính thực tiễn, rất thời sự, như quyền tự do ngôn luận, quyền sáng tạo, trách nhiệm của công dân, quyền bình đẳng trong kinh doanh…

Tóm lại, đây là đề thi khá hay, có thể phân loại tốt thí sinh.

Cô Nguyễn Thị Mai Anh – giáo viên môn Giáo dục công dân, Trường THPT Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội): “Đề mang tính giáo dục cao và có liên hệ với thực tiễn đời sống”

Cấu trúc đề thi bám sát đề thi tham khảo của bộ đã công bố về các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Tuy nhiên đề thi năm nay so với năm 2017 có sự phân hóa cao hơn, mức độ vận dụng cao chiếm tỷ lệ nhiều (30%). Nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và 12.

Đề mang tính giáo dục cao và có liên hệ với thực tiễn đời sống, do đó học sinh không cần phải ghi nhớ máy móc mà cần có hiểu biết xã hội là có thể giải quyết được các câu hỏi trong đề. Cụ thể ở đây là giáo dục hiểu biết pháp luật, giúp cho học sinh điều chỉnh hành vi trong cuộc sống hàng ngày.

Theo tôi, đề Giáo dục công dân năm nay hay, đảm bảo đánh giá năng lực hiểu biết của thí sinh thông qua các tình huống thực tiễn cuộc sống mà đề đưa ra.

Với cách ra đề cũng sẽ tác động rất nhiều với học sinh trong việc học và với thầy cô là việc dạy, trước yêu cầu đổi mới nội dung chương trình. Học sinh sẽ phát huy tư duy cá nhân, không phải nhớ nhiều nội dung lý thuyết. Giáo viên cũng sẽ phải thực sự biến mỗi giờ lên lớp thực sự hấp dẫn học sinh bằng những trải nghiệm, sáng tạo.

Cô giáo Vũ Thị Thu Thủy – Tổ trưởng chuyên môn, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội)

Đề thi năm nay cơ bản đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng, nhưng hệ thống câu hỏi vận dụng nhiều hơn và khó hơn với kỳ thi THPT quốc gia năm học trước. Ngoài 8 câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11 thì 22 câu (kiến thức lớp 12) được dàn trải từ bài 1 đến hết bài 9.

Nhìn chung, với đề này cơ bản học sinh sẽ đạt từ 5-6, nhưng để đạt 7-8 đề đã có sự phân hoá cao. Còn điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu, rộng kiến thức và có kiến thức thực tiễn.

Cái hay của đề năm nay đã ra nhiều câu hỏi vận dụng, điều này giúp học sinh hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về kiến thức pháp luật. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay.

Theo tôi, học sinh để đạt được điểm 7-8 sẽ không khó.

Nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội được đưa vào đề thi

Nhận định thông qua 3 mã đề 307, 304 và 312, tổ giáo viên Trung tâm Học Mãi cho biết, nhìn chung đề thi được đánh giá tương đối hay, có nhiều câu hỏi vận dụng tình huống thực tế. Từ câu 109 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (tức là 50% tổng số câu hỏi được dùng để xét tốt nghiệp, 50% số câu hỏi được dùng để phân loại trình độ thí sinh).

Các vấn đề mang tính thời sự như: truyền đạo trái phép (câu 106 – mã đề 307), cá độ bóng đá (câu 110 – mã đề 304), mặt trái của mạng xã hội (câu 109 – mã 312) được đưa vào đề thi.

Cũng giống như các môn học khác, năm nay là năm đầu tiên có sự xuất hiện nội dung của chương trình GDCD 11 trong đề thi THPT quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình GDCD 11 là 20%, còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng; không có câu hỏi Vận dụng cao. Câu hỏi lớp 11 tập trung chủ yếu vào chuyên đề Công dân với Kinh tế.

Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 109 đến 120. Đề thi không xuất hiện câu hỏi có sự móc nối kiến thức lớp 11 và 12.

Số câu hỏi thực tế có xu hướng tăng so với đề năm 2017 và tương đương đề Tham khảo. Trong số các câu hỏi thực tế này có đến ½ số câu hỏi ở mức độ dễ, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức SGK. Nội dung các câu hỏi thực tế gần giống đề Tham khảo được công bố Tháng 01 – 2018.

So với đề thi năm 2017, đề thi không xuất hiện thêm các dạng câu hỏi mới, lạ tương tự đề Tham khảo.

Theo Dantri

Comments

comments