Phương án tuyển sinh vào trường Đại học Tài chính kinh doanh năm 2018 chính thức công bố, trường tuyển sinh theo 2 phương thức.
1.1. Đối tượng tuyển sinh: – Phương thức 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. – Phương thức 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. 1.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước 1.3. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển trên cơ sở kết quả thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia (phương thức 1) và xét tuyển trên cơ sở kết quả học tập lớp 12 trung học phổ thông (phương thức 2). 1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: 800 Phương thức 1 : 30% tổng chỉ tiêu (240). Phương thức 2 : 70% tổng chỉ tiêu (560). 1.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:
– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương; – Tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và có kết quả thi theo các tổ hợp môn thi áp dụng cho xét tuyển các ngành đào tạo của Trường phải đạt từ 15,00 điểm trở lên ( bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực).
– Đã tốt nghiệp THPT và tương đương; – Tổng điểm cả năm lớp 12 của 3 môn học thuộc một trong các tổ hợp môn học áp dụng cho xét tuyển các ngành đào tạo của Trường đạt từ 18,0 điểm trở lên (bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực). Đối với các đối tượng khác phải đảm bảo điều kiện xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy được sửa đổi, bổ sung tên và một số điều tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:
c. Điểm xét tuyển:
– Đối với xét tuyển trên cơ sở kết quả thi THPT quốc gia, điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = Điểm môn thi 1 + điểm môn thi 2 + điểm môn thi 3 + điểm ưu tiên Trong đó : Điểm ưu tiên bao gồm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT- BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy được sửa đổi, bổ sung tên và một số điều tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với tổ hợp môn thi có môn ngoại ngữ thì phải dự thi môn ngoại ngữ, kể cả trường hợp được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT. Nhà trường không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ và không sử dụng điểm thi được bảo lưu trong kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Điêm xét tuyên phải đạt tối thiêu từ 15 điêm trở lên; – Đối với xét tuyển trên cơ sở kết quả học tập lớp 12 THPT, điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = Điểm CN lớp 12 môn 1 + Điểm CN lớp 12 môn 2 + Điểm CN lớp 12 môn 3 + Điểm ưu tiên Điêm ưu tiên bao gồm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy được sửa đổi, bổ sung tên và một số điều tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm xét tuyên phải đạt tối thiêu từ 18 điểm trở lên. Nguyên tắc xét tuyển: – Đối với xét tuyển trên cơ sở kết quả thi THPT quốc gia: Xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm cao nhất xuống các thí sinh có tổng điểm thấp hơn cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định. Trường hợp các thí sinh có tổng điểm xét tuyển bằng nhau đối với các tổ hợp xét tuyển theo môn thi, Trường ưu tiên xét tuyển những thí sinh có điểm thi cao hơn theo thứ tự ưu tiên của từng môn thi như sau: Tiếng Anh (ưu tiên 1) – Toán (ưu tiên 2) – Ngữ văn (ưu tiên 3) – Vật lý (ưu tiên 4) – Hóa học (ưu tiên 5) – Lịch sử ( ưu tiên 6) – Địa lý (ưu tiên 7). Sau khi xét tuyển mỗi đợt nếu chưa đủ chỉ tiêu thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường sẽ quyết định tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo. – Đối với xét tuyển trên cơ sở kết quả học tập lớp 12 THPT: Xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm cao nhất xuống các thí sinh có tổng điểm thấp hơn cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định. Trường hợp thí sinh có tổng điểm xét tuyển bằng nhau, Nhà trường ưu tiên xét tuyển những thí sinh có điểm cả năm lớp 12 các môn học cao hơn theo thứ tự ưu tiên cụ thể như sau: Tiếng Anh (ưu tiên 1) – Toán (ưu tiên 2) – Ngữ văn (ưu tiên 3) – Vật lý (ưu tiên 4) – Hóa học (ưu tiên 5).
1.7. Tổ chức tuyển sinh:
– Đối với xét tuyển trên cơ sở kết quả thi THPT quốc gia năm 2018: Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Đối với xét tuyển trên cơ sở kết quả học tập lớp 12 THPT: Từ tháng 3/2018.
c. Tổ hợp môn thi đối với từng ngành đào tạo: Giống tổ hợp xét tuyển đã trình bày ở Mục 2.6. 1.8. Chính sách ưu tiên: -Chính sách ưu tiên theo khu vực, đối tượng được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Thực hiện chế độ tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.9. Lệ phí xét tuyển: Lệ phí xét tuyển thực hiện theo quy định của Liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: – Học phí hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2017-2018 là 7,4 triệu đồng/sinh viên/năm học. – Lộ trình tăng học phí hệ chính quy chương trình đại trà cho từng năm học cụ thể như sau: + Năm học 2018-2019: 8,1 triệu đồng/sinh viên/năm học + Năm học 2019-2020: 8,9 triệu đồng/sinh viên/năm học + Năm học 2020-2021: 9,8 triệu đồng/sinh viên/năm học Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm 2.1. Tuyển sinh bổ sung đợt 1:05/09/2018 2.2. Tuyển sinh bổ sung đợt 2: 05/10/2018 |