Câu 1: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm
A. 1976 B. 1986
C. 1991 D. 2000
Câu 2: nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững
A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao
B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế
C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ
D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ
Câu 3: cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng
B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
Câu 4: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là
A. Công nghiệp B. Dịch vụ
C. Lâm nghiêp D. Nông nghiệp
Câu 5: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đonạ 1990- 2005 là
A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh
B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu
C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triên ở trình độ cao
D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc
Câu 6: ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua
A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm
B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hieuj quả trên thị trường quốc tế
C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao
D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững
Câu 7: ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?
A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành
C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời
D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động
Câu 8: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là :
A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi
C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Câu 9: ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II ( công nghiệp – xây dựng )?
A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
D. Tăng tỉ trọng các laoij sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường
Câu 10: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do:
A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tưu vấn đầu tưu, chuyển giao công nghệ,…
B. Nước ta có điều kiện thuận lựi vè vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước
D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | D | C | C | D |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | D | C | C | A |