fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Địa Chương 1 – Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)

Chương 1 – Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)

19

Câu 15:Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc      B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc      D. Tây Bắc

Câu 16: Cấu trúc địa hình với “ bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi

A.Đông Bắc      B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc      D. Trường Sơn Nam

Câu 17: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đong lần lượt là các cánh cung:

A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều

B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm

D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn

Câu 18: Đặc điểm địa hình “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi

A. Đông Bắc      B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc      D. Trường Sơn Nam

Câu 19: Cấu trúc địa hình “ gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi

A. Đông Bắc      B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc      D. Trường Sơn Nam

Câu 20: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là

A. Đông Bắc      B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc      D. Trường Sơn Nam

Câu 21: thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

A. thung lũng sông Đà      B. thung lũng sông Lô

C. thung lũng sông Hồng      D. thung lũng sông Gâm

Câu 22: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. thung lũng sông Đà      B. thung lũng sông Mã

C. thung lũng sông Cả      D. thung lũng sông Thu Bồn

Câu 23: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là:

A. dãy Hoàng Liên Sơn      B. dãy Pu Sam Sao

C. dãy Hoành Sơn      D. dãy Bạch Mã

Câu 24: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi

A. Đông Bắc      B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc      D. Trường Sơn Nam

Câu 25: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là

A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế

B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam

C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây

D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc

Câu 26: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là

A. duyên hải Nam Trung Bộ      B. Bắc Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ      D. Đông Nam Bộ

Câu 27: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở

A. ria đồng bằng ven biển miền Trung

B. ria phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long

C. ria phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng

D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam

Câu 28: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh      B. Ngọc Linh

C. Lang Bian      D. Bà Đen

Đáp án

Câu 15 16 17 18 19 20
Đáp án C A B B C D
Câu 21 22 23 24 25 26
Đáp án C C D C C D
Câu 27 28
Đáp án C B

Comments

comments

19 COMMENTS

Comments are closed.