fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Văn Cách làm bài thi Ngữ văn đạt điểm cao

Cách làm bài thi Ngữ văn đạt điểm cao

1

Hãy nắm vững những mẹo nhỏ sau đây để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới

Đề thi THPT quốc gia môn Văn 2016 sẽ tương tự giống cấu trúc đề thi năm 2015. Đề thi đại học từ năm 2010 đến 2015 chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, nội dung lớp 10, lớp 11 vẫn thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học. Chính vì thế học sinh cần lưu ý vấn đề này
Thông thường đề thi có 3 câu.

Câu 1: Thường là kiểm tra các kiến thức phần đọc hiểu.Đề bài sẽ yêu cầu thí sinh làm rõ một nhận định văn học, hoặc xuất xứ của một văn bản…đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn và các tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Câu 2: Nghị luận xã hội. Từ năm 2010 – 2015, Nghị luận xã hội là câu hỏi chiếm 3 điểm trong đề thi đại học môn Ngữ văn. Nghị luận xã hội thường ra theo 3 dạng:

– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : Đọc kỹ yêu cầu, Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

– Nghị luận về một hiện tượng xã hội : Có thể đi theo cách tiếp cận sau : giới thiệu ( trực tiếp hoặc gián tiếp) ; triển khai phân tích, chứng minh ( mặt tốt/ mặt tích cực) phê phán, bác bỏ ( mặt sai mặt ảnh hưởng tiếu cực) ; tìm nguyên nhân ( vấn đề này do đâu) , bàn về giải pháp ( phát huy mặt tốt/ khắc phục mặt chưa tốt) ; kết luận nêu ý nghĩa, bài học rút ra.

– Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đối với dạng bài này thí sinh nên cân đối dung lượng bài khoảng 1/3 cho việc bàn về nhân vật trong tác phẩm, 2/3 bàn về mối liên hệ xã hội với vần đề được nêu ra trong tác phẩm.

Muốn được điểm cao trong câu này cần phải có hiểu biết xã hội nhất định .Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. Phần này cần viết chân thành, trung thực, tránh khuôn sáo, cứng nhắc, tránh lối nói suông. Nên theo dõi các tin tức sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày ghi nhớ và tâp thói quen suy luận.

Câu 3: Thường là dạng đề nghị luận văn học (phân tích hoặc cảm nhận…một nhân vật, tác phẩm, bài thơ, đoạn thơ). Đây là câu hỏi chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi đại học. Đây cũng là nội dung kiến thức yêu cầu cao nhất, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học, khả năng diễn đạt và cảm thụ văn học của học sinh

Khi làm bài nghị luận văn học, trước tiên, học sinh nên hình thành một dàn ý, xác định hướng triển khai các luận điểm, luận cứ trong bài; dàn ý ấy có thể thay đổi trong quá trình làm bài, nhưng việc xác định và thay đổi ấy cũng sẽ giúp các em có một bài làm mạch lạc, tránh lan man.

Một số điểm cần lưu ý để đạt điểm cao đối với môn học này

Ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.

Khi nhận đề thi cần dành ít phút đọc kỹ xem đề yêu cầu gì, có mấy câu và mỗi câu mấy ý? Nhiều học sinh hay chủ quan chỉ đọc lướt đề, dẫn đến một câu có 2-3 ý nhưng chỉ làm một ý thì rõ ràng bài viết sẽ không được điểm cao.

Lời văn cần tính hình tượng thì lời văn tha thiết, biểu cảm biết khai thác những điểm nhấn để lời văn được ngọt ngào, sắc bén và lập luận chặt chẽ, đưa vào những dẫn chứng cụ thể. Đồng thời, biết mở rộng vấn đề để liên lệ những câu văn, câu thơ cùng một chủ đề, một hình tượng văn học.

Ngoài ra, trong khâu trình bày cần chú ý hệ thống luận đểm, luận cứ, lập luận và dẫn chứng linh hoạt, mỗi đoạn văn thường có một luận điểm chính vì vậy các em cần triền khai theo luận điểm của mình thành nhiều luận cứ nhỏ để làm sáng tỏ các ý.

Đặc biệt, học sinh nên phân bố thời gian làm bài thi hợp lý, trình bày phù hợp với yêu cầu của từng dạng bài, kiểu bài.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vài năm gần đây luôn được ra đề thi theo định hướng phát triển năng lực, gắn với thực tiễn của cuộc sống và các vấn đề của xã hội.

Nếu học sinh chỉ có học vẹt, học tủ, không có kỹ năng làm bài, không có năng lực sử dụng ngôn ngữ, không có vốn hiểu biết về các vấn đề của xã hội, văn học thì chắc chắn không thể nào đạt được điểm cao trong kỳ thi quan trọng này.

Tổng Hợp

Comments

comments