fbpx
Home Tin tuyển sinh Các trường Đại học làm gì để loại hồ sơ ảo?

Các trường Đại học làm gì để loại hồ sơ ảo?

0

Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đã có nhiều đổi mới như: tất các môn thi trắc nghiệm trừ môn Ngữ văn, không giới hạn các nguyện vọng, mỗi tỉnh là một cụm thi… đã mang đến một diện mạo mới cho kỳ thi THPT Quốc gia năm nay.

Dường như năm nay sự thay đổi phương án thi, cách thức thi và đặc biệt không giới hạn nguyện vọng chính vì vậy đã có nhiều bước “đột phá” ít người để ý tới.

Nhiều năm trở lại đây các trường xét tuyển khối C “méo mặt” vì số lượng thí sinh đăng ký giảm, năm nay số lượng tăng lên “đột biến”. Theo các chuyên gia đánh giá, đó là một tín hiệu mừng cho các trường xét tuyển các môn Khoa học xã hội, đồng thời học sinh đã nhìn thấy được tầm quan trọng cũng như những cái hay mà tổ hợp môn Khoa học xã hội mang lại.

Theo GS.TS Khoa học Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ: “Thực sự khi biết kết quả đăng ký tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2017 mà tôi mừng vì đã rất lâu rồi mới thấy số lượng học sinh đăng ký các môn Khoa học xã hội nhiều như vậy”.

Lý giải về điều nay, GS Dong nói tổ hợp môn Khoa học tự nhiên là khoa học chính xác, trong quá trình học cũng như thi đòi hỏi học sinh rất khó. Khó hơn rất nhiều so với tổ hợp môn Khoa học môn xã hội. Mặt khác những môn Khoa học xã hội gần gũi với đời sống, học sinh ngoài nắm chắc kiến thức có thể liên hệ thực tế là làm được bài như: môn Địa lý, Lịch sử hay Giáo dục công dân.

Mặt khác, những năm qua Bộ GD-ĐT cũng như nhà trường đã rất chú trọng đến cách dạy, tìm kiếm các phương pháp dạy sao cho hấp dẫn học sinh đối với các môn Khoa học xã hội. Đồng thời các em cảm nhận được cái hay, cái cần thiết của tổ hợp môn Khoa học xã hội mang đến.

Các trường làm gì để loại hồ sơ ảo?

Theo nhận định của Bộ GD-ĐT, các năm trước chủ yếu thí sinh chỉ chọn môn ưu thế trùng với môn đã chuẩn bị để đăng ký xét tuyển đại học, đồng thời tổ hợp truyền thống khối truyền thống Toán- Lý- Hoá có nhiều ngành xét tuyển hơn tổ hợp Văn- Sử- Địa, bởi thế số thí sinh đăng ký dự thi các môn Khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT Quốc gia cao hơn rất nhiều so với các môn Khoa học xã hội.

Mặt khác, năm nay thí sinh có quyền được phép thi hai bài thi sau đó tổ hợp bài thi nào có kết quả cao hơn được phép chọn xét tốt nghiệp chính vì vậy có nhiều thi sinh đăng ký cả hai tổ hợp. Bởi vậy, môn Khoa học xã hội cũng từ đó mà tăng cao.

Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT năm nay số lượng thí sinh chọn tổ hợp môn thi Khoa học xã hội (Sử – Địa – GDCD) chiếm tới hơn 50% tổng trong khi đó tổ hợp môn thi Khoa học tự nhiên xấp xỉ 40%.

Các trường đại học nên kết hợp chặt chẽ với nhau để loại hồ sơ ảo

Theo giáo sư Phạm Tất Dong, các trường đại học, cao đẳng, cấp 3 và Bộ GD-ĐT nên phối hợp với nhau nhanh chóng tập hợp các nguyện vọng để nắm được số lượng thí sinh đăng ký là bao nhiêu? Các trường phải nắm được cụ thể các nguyện vọng để cân nhắc được số thí sinh đăng ký của mình.

“Ngoài ra, từ thời điểm kết thúc đăng ký cho đến có kết quả đăng ký nguyện vọng 1, các trường và Bộ GD-DT kết hợp chặt chẽ. Làm sao để những thí sinh không đạt nguyện vọng 1 sẽ nhanh chóng được chuyển đến các trường mà các em đăng ký nguyện vọng 2. Phải làm sao, những thí sinh tiềm năng không bị mất cơ hội, các trường chọn được đầu vào tốt”, GS Dong nhấn mạnh.

Một cái khó khăn mà các trường phải đối mặt hiện nay là tỉ lệ hồ sơ ảo. GS. Dong nói: “Đó là cái mà các trường trường đại học, cao đẳng phải đối mặt. Một khó khăn nữa là các trường không chủ động được về lượng học sinh đăng ký, không chuẩn bị được cơ sở, điều kiện để dạy cho học sinh”.

Bên cạnh đó, để xử lý thực trạng thí sinh ảo các trường nên phối hợp với nhau thành nhóm để xét tuyển. Khi đó, nhóm có thể loại bỏ trước những thí sinh trúng tuyển nguyện vọng thấp trong nhóm để khi đưa lên cổng tuyển sinh thì chỉ còn lọc những thí sinh trúng tuyển ngoài nhóm.

Khi tham gia nhóm, các trường có thể ngồi lại với nhau để xác định điểm chuẩn phù hợp. Khi không có nhóm, các trường phải tự phán đoán nên việc xác định điểm chuẩn sẽ khó khăn hơn.

Comments

comments