fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Sử Bí quyết ôn thi chắc chắn đạt điểm cao môn Lịch sử

Bí quyết ôn thi chắc chắn đạt điểm cao môn Lịch sử

0

Việc thay đổi hình thức thi (chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm) kéo theo sự thay đổi hoàn toàn phương pháp học mà các em học sinh theo đuổi từ trước đến nay. Điều nay tuy không phải điều dễ dàng, nhưng nếu nhạy bén điều chỉnh cách học phù hợp, các thí sinh vẫn có thể đảm bảo được điểm số cao.

Muốn ôn thi tốt thì phải hiểu đề thi

Chưa bàn đến nội dung chi tiết, đầu tiên, để ôn thi tốt các em học sinh cần hiểu và có sự hình dung tổng quát nhất về đề thi môn Lịch sử.
Thứ nhất, về cấu trúc: Theo cấu trúc đề thi mà Bộ đã công bố, các câu hỏi môn Lịch sử sẽ chia thành hai phần chính là Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Phần Lịch sử Việt Nam gồm 28 câu (chiếm 7 điểm) , Lịch sử thế giới 12 câu (chiếm 3 điểm). Bởi vậy, các em học sinh nên đầu tư nhiều thời gian hơn để ôn tập phần Lịch sử Việt Nam.
Thứ hai, về thời gian cho một câu hỏi: Theo thông báo của Bộ, bài thi trắc nghiệm môn sử có 40 câu. Thời gian làm bài là 50 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng hơn một phút (1’ 15”) để trả lời một câu hỏi. Nếu dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, nguy cơ làm bài không kịp sẽ rất cao. Bởi vậy, không chỉ nắm vững kiến thức, điều cần thiết đối với các em học sinh chính là tư duy nhạy bén và chính xác.
Ôn thi thế nào để làm bài tốt?

Thứ nhất: Ôn thi có hệ thống

Dù thi trắc nghiệm hay tự luận thì nội dung câu hỏi vẫn bám sát vào chương trình sách giáo khoa môn Lịch sử 12. Do vậy, học sinh cần ôn tập có hệ thống để nắm bản chất của vấn đề, sự kiện lịch sử. Sau mỗi bài học, các em hãy chắc chắn nắm vững “khung xương” của bài học đó trước khi tìm hiểu các kiến thức liên quan, nếu không rất dễ bị loạn và nhầm lẫn.
Ngoài ra thi trắc nghiệm mỗi đề thi có tới 40 câu thuộc nhiều bài học khác nhau, nghĩa là độ phủ kiến thức rộng hơn cho nên ngoài việc ôn tập theo hệ thống cũng cần yếu tố tỷ mỉ. Ví dụ: Ngày tháng năm cụ thể, hoặc đôi khi phải nhớ cả cụm từ.

Thứ hai: Không học tủ

Khác với thi tự luận, dạng thi trắc nghiệm không thể học tủ vì vậy khi ôn tập các em không được bỏ qua bài nào. Một điểm nữa là thi trắc nghiệm thì phương án trả lời phải chính xác cho nên nó không có chỗ nào được phép nhớ “na ná” hay “mang máng” như khi làm bài tự luận.Bởi vậy, các em phải học kỹ hơn để nắm vững bản chất sự kiện tránh nhầm lẫn bởi các phương án trả lời nhiễu.

Thứ ba: Chú ý những vấn đề mang tính thời sự

Những năm gần đây, đề thi môn Lịch sử thường có những câu hỏi liên quan đến thực tiễn, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề xã hội để từ đó suy luận, lý giải,…do đó các thí sinh nên chủ động và theo dõi cập nhật về các tin tức thời sự đương đại

Phần giảm tải liệu có cần học?

Có nhiều em học sinh vẫn băn khoăn, liệu phần giảm tải môn Lịch sử có nằm trong đề thi không? liệu có cần học không?. Chia sẻ về vấn đề này, cô Thủy cho biết:
Chương trình giảm tải có 2 phần: phần đọc thêm và phần không dạy.

Phần đọc thêm là phần giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà đọc để hiểu thêm vấn đề trên lớp.

Phần không dạy nghĩa là giáo viên không tổ chức dạy trên lớp do nhiều lý do. Có thể vì nội dung lỗi thời, nhạy cảm, hoặc nội dung trùng lặp ở các môn học khác… để giảm thời gian và lượng kiến thức phải học trên lớp gây quá tải thì bộ có chương trình giảm tải.

Trong quy chế, Bộ GD&ĐT khẳng định rõ năm 2017, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12. Do đó, đề thi sẽ không nằm trong chương trình giảm tải lớp 12.
Tuy nhiên, những kiến thức trong chương trình giảm tải vẫn nằm trong hệ thống kiến thức theo logic môn học. Vì vậy, muốn hiểu sâu vấn đề và làm được những câu hỏi yêu cầu sự suy luận, phân tích sâu thì không nên bỏ qua phần giảm tải. Đặc biệt là trong xu hướng ra đề mở và liên môn như hiện nay.

Comments

comments