fbpx
Home Học đường Ba nghịch lý của giáo dục đại học Việt Nam

Ba nghịch lý của giáo dục đại học Việt Nam

0

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ ra ba nghịch lý của giáo dục đại học và cho rằng các trường đại học phải tự chủ và cạnh tranh bằng chất lượng để tồn tại.

phung xuan nha

Tại hội nghị nâng cao chất lượng đào tạo ĐH tại Trường ĐH Lâm nghiệp 22/2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra 3 nghịch lý của giáo dục đại học Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng, các trường đại học phải tách ra khỏi cơ quan chủ quản và “tự sống với thị trường”.

Chi phí đào tạo đại học quá rẻ

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, “chúng ta đang đứng trước một nghịch lý giữa một bên đòi hỏi chất lượng cao và một bên điều kiện tạo ra chất lượng rất thấp” – Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng đưa ra phép so sánh, bình quân chung để có một bằng cử nhân của Việt Nam là 13 triệu đồng/năm, tức khoảng 600 USD.

Trong khi đó, để có một bằng cử nhân ở Mỹ, con số là khoảng 20-26 nghìn USD với trường công và với trường tư là khoảng 36 nghìn USD.

“Đành rằng kinh phí không phải là thứ duy nhất mang lại chất lượng nhưng là điều kiện để đảm bảo chất lượng”, Bộ trưởng nhận định.

Tự chủ không phải để giảm đầu tư ngân sách

Nghịch lý thứ hai được Bộ trưởng chỉ ra là vấn đề tự chủ đại học. Theo Bộ trưởng Nhạ, tự chủ là thuộc tính của các trường ĐH, không tự chủ thì các trường rất khó sáng tạo, khó bắt nhịp với cuộc sống.

“Tự chủ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chứ không phải tự chủ là để giảm đầu tư ngân sách”, Bộ trưởng khẳng định.

Mặt khác, các văn bản chính sách về thực hiện tự chủ đại học dù đang được hình thành nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo Bộ trưởng, 16 trường đại học của Việt Nam đã tự chủ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải làm. Làm thế nào để tạo hành lang pháp lý và các trường đồng loạt tự chủ vẫn là câu hỏi lớn.

Trường đại học phải tự sống với thị trường

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, chất lượng sẽ trở thành tiêu chí số một quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của một trường đại học.

Bộ trưởng cho biết, Quốc hội vẫn duy trì 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục nhưng xu hướng sẽ tập trung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đặc biệt là những vùng khó khăn.

Còn với giáo dục ĐH sẽ chỉ đầu tư vào những trường, những ngành hiệu quả hoặc những ngành buộc phải đầu tư, còn lại sẽ phải sống bằng thị trường. Vì vậy, Bộ trưởng thông báo xu hướng phát triển giáo dục đại học thời gian tới là: “tiến tới các trường ĐH sẽ không trực thuộc cơ quan nào cả.

Đây là chủ trương mà Bộ GD&ĐT định hướng phát triển các trường ĐH, không chi phối bằng hành chính nữa”, Bộ trưởng nói.

Comments

comments