Nếu biết nghĩa của từ gạch chân và 4 đáp án, học sinh dễ dàng tìm được từ đồng nghĩa/trái nghĩa. Nếu không biết nghĩa của từ, hãy áp dụng 3 cách tìm đáp án theo hướng dẫn dưới đây.
Từ đồng nghĩa/trái nghĩa thường chiếm khoảng 5 câu trong đề thi. Từ được gạch chân trong dạng bài này đa phần là từ mới, từ khó hoặc là cụm Idiom hoặc Phrasal Verb mang tính thách thức. Với dạng bài này, không biết nghĩa của từ được gạch chân là “chuyện bình thường ở huyện”. Vì thế, đừng quá lo lắng khi gặp một từ lạ hoắc mà mình chưa gặp bao giờ.
Học sinh cũng cần nhớ rằng câu dài không có nghĩa là câu khó. Ngược lại một điều dễ thấy là ngoại trừ từ được gạch chân, hầu hết từ còn lại rất gần gũi, dễ hiểu nghĩa, được thiết kế để hỗ trợ thêm thông tin cho việc đoán nghĩa của từ khóa. Các từ gạch chân luôn được đặt trong một câu, một văn cảnh nhất định, mà khi phân tích ngữ cảnh ấy ta hoàn toàn có manh mối để đoán ra nghĩa của từ.
Quan sát kỹ các từ quan trọng trong câu để đoán nghĩa của từ gạch chân
Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa
His greatest triumph was undoubtedly his achievement in training Laos ladies to win the All Ireland senior title three years ago.
A. failure B. victory C. contribution D.devotion
Nếu như không biết triumph là “chiến thắng” thì dựa vào những từ vựng lân cận, học sinh vẫn có thể đoán nghĩa được nhờ các thông tin quan trọng bài đưa. Cụ thể:
– Tính từ greatest (vĩ đại nhất, to lớn nhẩt) đi ngay trước triumph thể hiện sự tích cực của danh từ triumph.
– His greatest triumph was… chứng tỏ thông tin đằng sau chính là phần giải thích trực tiếp cho từ khóa triumph.
Danh từ achievement (thành tích) và động từ win: chiến thắng có gợi ra điều gì không? Có chứ, chúng đều ám chỉ sự “chiến thắng” của danh từtriumph đang được hỏi , và đáp án chọn là B. victory có nghĩa tương tự. Các phương án khác: A. failure: thất bại, C. contribution: sự đóng góp. D. devotion: sự cống hiến.
Ví dụ 2: Tìm từ đồng nghĩa (Đề thi 2015)
She simply took it for granted that the check was good and did not ask him any questions about it.
A. look it over B. accepted it without investigation C. objected to it D. permitted it
Cụm Idiom take it for granted (nghĩa là coi một điều gì đó là lẽ tất nhiên) có lẽ sẽ khó hiểu đối với nhiều học sinh có ít vốn kiến thức về Idioms. Tuy nhiên , học sinh có thể đoán được nghĩa nhờ các gợi ý trong bài: thecheck was good and did not ask him any questions about it sẽ trực tiếp gợi ý cho Idiom mà chúng ta đang tìm nghĩa.
“Cô ấy đơn giản là took it for granted rằng tấm séc là đúng và không hỏi anh ta bất cứ câu hỏi nào về nó” sẽ đưa chúng ta đi tới đáp án B. accepted it without investigation (nghĩa là đồng ý mà không tìm hiểu/ điều tra gì)
Ví dụ 3: Tìm từ đồng nghĩa
Suddenly, it began to rain heavily, so all the summer hikers got drenchedall over.
A. very tired B. refreshed C. completely wet D. cleansed
“Suddenly, it began to rain heavily” đột nhiên trời đổ mưa to nên những người đi bộ bị “drenched” không khó để suy luận là họ bị C. completely wet (ướt hết).
Sử dụng kiến thức của bản thân để đoán nghĩa từ
Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa
We have to husband our resources to make sure we make it through these hard times.
A. spend B. manage C. use up D. marry
Husband thường được biết đến nhiều với nghĩa là chồng (danh từ), ít người biết nó còn có thể là động từ với nghĩa “tiết kiệm, dè xẻn”. Tuy nhiên ở đây chúng ta hoàn toàn có thể đoán nghĩa qua kiến thức của bản thân. Trong thời kì hard times (khoảng thời gian khó khăn) chúng ta phảihusband các nguồn tài nguyên, không khó để đoán được là chúng ta phải “tiết kiệm” tài nguyên, và chọn C. use up: sử dụng hết, làm phương án đối nghĩa với husband
I find it hard to work at home because there are too many distractions.
A. attention B. unawareness C. unconcern D. carelessness.
Tôi thấy khó mà làm việc ở nhà được bởi vì có quá nhiều distractions. Qua kinh nghiệm của bản thân chúng ta cũng dễ hiểu được rằng ở nhà có rất nhiều việc có thể gây xao nhãng cho công việc : TV, điện thoại, tiếng ồn… để khẳng định cho những suy đoán về distraction (sự làm sao nhãng) và chọn A. attention (sự tập trung).
Một số mẹo để chọn đáp án
Nếu không thể suy luận được nghĩa của từ gạch chân để chọn ra đáp án, học sinh có thể áp dụng mẹo nhỏ sau để suy đoán đáp án đúng/gần đúng nhất.
– Với bài tìm từ đối nghĩa, nếu quan sát thấy có 1 từ trong 4 phương án đã cho khác nghĩa với cả 3 phương án còn lại thì rất có thể đó là từ cần chọn. Rất có thể thôi, bởi vì đây chỉ là một phép suy đoán.
Televisions are a standard feature in most hotel rooms.
A. abnormal B. common C. customary D. typical
Chọn A. abnormal (bất thường) vì đối nghĩa với cả 3 phương án B. common (phổ biến), C. customary (thông lệ), D. typical (đặc trưng, tiêu biểu) và đối nghĩa luôn với từ gạch chân standard (tiêu chuẩn).
– Nếu từ đã cho là 1 từ khó thì đáp án thường rơi vào những từ dễ hiểu chứ không hay rơi vào các phương án là các từ mới khác.
Tóm lại, với dạng bài từ đồng nghĩa/trái nghĩa, chúng ta có thể tìm ra đáp án đúng theo 2 cách sau:
Cách 1: Sử dụng các gợi ý trong bài để đoán nghĩa từ cần tìm sau đó so sánh nghĩa mình đoán với các phương án đã cho rồi lựa chọn sát nghĩa hoặc đối nghĩa theo đề bài.
Cách 2: Trực tiếp thay thế các phương án đã cho lên phần gạch chân, thấy cái nào logic nhất thì chọn.
Một lưu ý nhỏ là rất nhiều học sinh không đọc kỹ đề bài hoặc không để ý nên đã chọn phương án đồng nghĩa với từ được gạch chân trong khi đề bài yêu cầu tìm từ trái nghĩa. Đây là trường hợp mất điểm đáng tiếc các em nên cẩn thận để tránh.
(Theo Vnexpress)