Xét tuyển đại học bằng kết quả học bạ THPT đang dần trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn. Sĩ tử cần tránh những lỗi cơ bản để tăng cơ hội trúng tuyển.
Những năm gần đây, xét tuyển học bạ vào đại học dần trở thành phương thức phổ biến, bên cạnh xét kết quả thi THPT.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2019, tổng các hình thức khác cộng lại chỉ xấp xỉ 10%, xét học bạ chưa tới 30%, còn lại là dùng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Nhưng năm nay, Bộ GD&ĐT dự đoán tỷ lệ này sẽ có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ xét tuyển học bạ.
Sinh viên trúng tuyển bằng học bạ vẫn có việc làm
So với các hình thức xét tuyển khác, thí sinh dùng học bạ để xét tuyển có một số lợi thế nhất định.
Lợi thế đầu tiên là chủ động về điểm số xét tuyển vì các bạn đã biết được điểm học tập cụ thể của mình. Đặc biệt, mức điểm xét tuyển ổn định ở các đợt đầu tiên, khi chênh lệch giữa điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển không quá cao, nên thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển sớm có nhiều cơ hội trúng tuyển.
Một lợi thế khác là các bạn tận dụng được kết quả học tập đã có, không cần phải trải qua kỳ thi với áp lực phải đạt điểm cao. Ngoài ra, xét tuyển học bạ do các trường độc lập tiến hành nên hồ sơ xét tuyển cũng khá đơn giản, thí sinh có thể tự hoàn thành ngay trong ngày. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến và được tư vấn, hỗ trợ dễ dàng thông qua các kênh tư vấn của trường.
Kết quả học tập, cũng như tỷ lệ việc làm của thí sinh xét tuyển học bạ không có gì khác biệt so với thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT. Đây là cơ sở quan trọng để tin tưởng vào chất lượng của phương thức xét tuyển này.
Chất lượng đầu vào là yếu tố quan trọng nhưng quá trình học tập rèn luyện của các bạn mới chính là yếu tố quyết định.
Khi các bạn tốt nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ không hỏi xếp loại tốt nghiệp THPT hay điểm thi đầu vào, mà chú ý hơn đến những gì mà sinh viên thể hiện qua bảng điểm đại học và nhất là qua cách thể hiện bản thân trong hồ sơ xin việc, trả lời phỏng vấn tuyển dụng… Đó là những gì mà môi trường đại học cần trang bị cho sinh viên, dù các bạn trúng tuyển theo phương thức nào đi nữa”.
Lưu ý hoàn thiện hồ sơ
Phương thức xét tuyển học bạ hiện nay được nhiều trường đại học áp dụng với nhiều hình thức, tiêu chí khác nhau nên khi đăng ký xét tuyển học bạ THPT, điểm đầu tiên thí sinh cần lưu ý là điều kiện xét tuyển cụ thể của từng hình thức, cũng như các mốc thời gian nhận hồ sơ của từng trường.
“Thí sinh cần nắm rõ cách tính điểm xét tuyển. Với học sinh lớp 12, các bạn có thể nộp trước phiếu đăng ký xét tuyển và bản photo công chứng học bạ, nhưng cần lưu ý để bổ sung bản photo công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời THPT đúng thời gian quy định mới được công nhận trúng tuyển”.
Đơn cử như ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) xét tuyển học bạ THPT theo hai hình thức là xét tuyển học bạ 3 học kỳ (với điều kiện tổng điểm trung bình 3 kỳ đạt từ 18 điểm trở lên) và xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn (với điều kiện tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên); hiện nhận hồ sơ đợt 2 đến 30/6 và đợt 3 đến 31/7.
Ngoài ra, nếu thí sinh chọn thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển sớm trong các đợt đầu tiên sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn.
Thí sinh cũng nên lưu ý về hồ sơ xét tuyển đúng quy định, ví dụ như học bạ photo hợp lệ phải là học bạ photo cả quyển, có đóng dấu giáp lai và xác nhận sao y bản chính hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời photo cũng vậy.
Đây là những lưu ý rất cơ bản trong hồ sơ xét tuyển nhưng gần như năm nào cũng có thí sinh mắc phải các lỗi không đáng có này. Các bạn lưu ý hoàn thiện tốt hồ sơ để không mất thời gian và tăng cơ hội trúng tuyển ngay trong những đợt đầu tiên, để yên tâm hơn trước kỳ thi tốt nghiệp.
Thí sinh có điểm tổng kết lớp 11 hoặc kỳ 1 lớp 12 >= 6.5 đã có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào ngành học mà mình yêu thích. Đây là phương thức được một số trường đại học trong đó có trường Đại học Greenwich (Việt Nam) chính thức áp dụng. Tận dụng hiệu quả phương thức này, thí sinh sẽ có lợi thế đáng kể trong cuộc đua vào đại học.
Năm 2020, Đại học Greenwich (Việt Nam) có các chuyên ngành đào tạo:
- Công nghệ thông tin (BSC)
- Thiết kế đồ hoạ (BAGD)
- Quảng cáo & Tiếp thị số
- Quản trị Du lịch
- Quản trị kinh doanh với 4 chuyên ngành hẹp:
- Quản trị kinh doanh: ( BABM)
- Quản trị Marketing: (BABM)
- Quản trị tài chính: (BABM)
- Quản trị sự kiện: (BABM)