fbpx
Home Giải bài tập lớp 10 Giải bài tập GDCD 10 Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

0
Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a. Thế nào là vận động?

– Theo Triết học Mác – Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

– Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng

c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

– 5 hình thức vận động cơ bản

+ Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ : Chơi đá bóng, đi bộ…

+ Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng.

+ Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ.

+ Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm trồi nảy lộc, nở hoa.

+ Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ: Từ Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Cộng sản chủ nghĩa.

⇒ Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

+ Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.

+ Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a. Thế nào là phát triển

– Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Ví dụ : Sự phát triển của chiếc điện thoại từ chiếc điện thoại đen trắng đến chiếc điện thoại màu với nhiều chức năng : nghe nhặc, xem phim, lướt web…

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

– Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về vận động, phát triển?

A. Rút dây động rừng.    C. Con vua thì lại làm vua.

B. Tre già măng mọc.    D. Nước chảy đá mòn.

Đáp án: B

Câu 2: Câu nói “Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa” nói đến quá trình nào?

A. Phát triển.    C. Chỉ có vận động, không có phát triển.

B. Vận động.    D. Vận động và phát triển.

Đáp án: D

Câu 3: Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.

B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.

C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.

D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.

Đáp án: A

Câu 4: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành →bà già.

B. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước.

C. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá.

D. Học cách học → biết cách học.

Đáp án: B

Câu 5: Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên.    C. Tư duy.

B. Xã hội.    D. Đời sống.

Đáp án: A

Câu 6: Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên.    C. Tư duy.

B. Xã hội.    D. Đời sống.

Đáp án: C

Câu 7: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản ?

A. 2.    C. 4.

B. 3.    D. 5.

Đáp án: D

Câu 8: Trong các hình thức vận động cơ bản của thế giới, hình thức vận động nào là cao nhất?

A. Vận động cơ học.    C. Vận động xã hội.

B. Vận động vật lý.    D. Vận động sinh học.

Đáp án: C

Câu 9: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao là:

A. Cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.

B. Cơ học, hóa học, vật lý, sinh học, xã hội.

C. Cơ học, sinh học, hóa học, vật lý, xã hội.

D. Cơ học, xã hội, vật lý, hóa học, sinh học.

Đáp án: A

Câu 10: Sự phát triển diễn ra ở lĩnh vực nào?

A. Tự nhiên.

B. Xã hội.

C. Tư duy.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Comments

comments