fbpx
Home Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Văn Nhận định về đề thi thử Ngữ Văn của Sở GD Hà Nội: chủ đề đã cũ, câu lệnh chưa chuẩn

Nhận định về đề thi thử Ngữ Văn của Sở GD Hà Nội: chủ đề đã cũ, câu lệnh chưa chuẩn

0

Đề không khó

1-9

Nhìn chung, đề Văn được đánh giá tương đối dễ và không gây ấn tượng.

Thạc sĩ Đặng Ngọc Khương, giáo viên Ngữ văn, nhận định phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội có nội dung ít mới mẻ và độc đáo, đề vẫn đề cập những về đề quen thuộc, truyền thống và có tính giáo dục với học sinh.

Phần đọc hiểu không hề khó, đề không phát huy được khả năng tư duy của học sinh. Về phần nghị luận xã hội tích hợp đọc hiểu đặt ra vấn đề mang ý nghĩa giáo dục là chủ yếu, không có nhiều ý nghĩa triết lý nhân sinh, vì vậy khó kiếm được những bài làm có tư duy biện luận sắc sảo.

Nghị luận văn học năm trong dạng bài lấy 1 ý kiến nhận định rồi từ đó cảm nhận 1 trích đoạn văn bản. Đây không phải là một kiểu đề mới lạ, học sinh khó viết được bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề ra do đoạn văn được lựa chọn làm ngữ liệu phân tích, cảm nhận khá hay.

Thạc sĩ Đặng Ngọc Khương nhận định học sinh trung bình khá có thể đạt 5-6 điểm.

TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An, đã nhận định đề thi này bám sát với đề minh họa mà bộ GD và ĐT đưa ra, các em học sinh không bị làm khó vì kiến thức và kỹ năng làm bài ở mức độ cơ bản, giáo viên chấm bài cũng rất thuận lợi.

Phần nghị luận văn học, nếu các em làm đủ kiến thức về phong cách tác giá, đặc sắc nghệ thuật, cảm hứng lãng mạn của tác phẩm, đây sẽ là một phần mà các em có học lực khá trở lên sẽ thấy hứng thú.

Câu lệnh chưa chuẩn

Cô Tuyết nhận định thêm, đề thi câu đọc hiểu có đề bài yêu cầu hơi thấp, khó tạo thử thách để học sinh ôn luyện cho kì thi sắp tới.

“Ví dụ, câu hỏi về thể loại (0,5 điểm) yêu cầu tìm biện pháp tu từ trong câu “Bốn bức tường im nghe / Bác lật từng trang sách gấp” mà không đề cập giá trị của biện pháp tu từ thì quá rộng so với quỹ điểm 0,5″, nữ TS nhận xét.

TS Thu Tuyết cho rằng đề vẫn còn chưa chuẩn xác trong diễn đạt câu lệnh ở câu 3 phần I, phải yêu cầu học trò “Xác định cặp từ trái nghĩa…” thay vì ” Xác định từ trái nghĩa…”.

Ở câu 4, có thể thay bằng đặt ra vấn đề về vai trò “tìm đường / mở đường” hơn là nêu suy nghĩ về “công lao của Bác với đất nước”.

Ngoài ra, phần đề và phần lệnh của câu nghị luận xã hội hơi dài dòng so với đoạn văn 200 chữ.

Với câu nghị luận văn học, cụm từ “để thấy được” trong câu lệnh hơi dễ dãi, chưa định hướng được vấn đề bàn luận, hướng tới khẳng định một trong những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Comments

comments