fbpx
Home Hướng nghiệp Công nghệ thông tin 6 Kỹ năng đầu cho công việc phát triển phần mềm

6 Kỹ năng đầu cho công việc phát triển phần mềm

0
6 Kỹ năng đầu cho công việc phát triển phần mềm

Kỹ sư phần mềm là người làm việc liên quan đến các khía cạnh của quá trình phát triển phần mềm, bao gồm nghiên cứu, thiết kế, lập trình, kiểm thử, đánh giá phần mềm và hệ thống giúp máy tính hay bất cứ máy móc chứa phần mềm đó sẽ hoạt động hiệu quả nhất. Vậy nếu muốn trở thành một người làm công việc phát triển phần mềm bạn cần đáp ứng được những kỹ năng gì? 

Hợp tác tốt
Đối với kỹ sư phần mềm thì tinh thần hợp tác là cực kỳ quan trọng, giữa nhà thiết kế trải nghiệm người dùng, nhà phát triển, người thử nghiệm, người quản lý dự án và chủ yếu là khách hàng. Mỗi phần mềm được xây dựng cho một mục dịch dự án quản lý nào đó, dù trong nội bộ hay bên ngoài tổ chức đều cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo tính năng tối đa hóa sử dụng.

Khái niệm “tạm gác cái tôi trong lập trình”, nơi các yếu tố cá nhân được giảm thiểu tối đa để chất lượng được cải thiện là điều cần thiết, nhất là khi các đồng nghiệp ngang cấp cùng đánh giá lẫn nhau nhằm tìm ra khuyết điểm của phần mềm trong giai đoạn phát triển. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng hạn chế sai sót, mặt khác, các thành viên sẽ rút ra được kinh nghiệm quý giá từ sai lầm của bản thân họ và của những người khác, từ đó giúp cải thiện chất lượng của toàn đội.

Kỹ năng thiết kế SOLID
Các nhà phát triển phần mềm có thể không phải là thiết kế theo nghĩa sáng tạo, nhưng thiết kế kỹ thuật tốt là trọng tâm của mọi dự án phát triển phần mềm thành công. Vì vậy, hiểu biết về các nguyên tắc thiết kế như SOLID là rất quan trọng đối với người phát triển phần mềm. 
SOLID là từ viết tắt của 5 nguyên tắc thiết kế hướng đối tượng, cụ thể là: 

  • S: Mỗi lớp chỉ nên có một nhiệm vụ cụ thể (Single responsibility principle)
  • O: Không được sửa đổi một lớp có sẵn nhưng có thể mở rộng (Open-closed principle)
  • L: Các đối tượng kiểu lớp con có thể thay đổi các đối tượng kiểu lớp cha (Liskov substitution principle)
  • I: Nếu giao diện quá lớn thì nên tách thành các giao diện nhỏ hơn (Interface segregation principle)
  • D: Các module cấp cao không phụ thuộc vào module cấp thấp và chúng phải phụ thuộc vào những cái trừu tượng, không phụ thuộc vào chi tiết (Dependency inversion principle)

Nguyên lý thiết kế này giúp các nhà phát triển phần mềm tạo ra các mã code có chất lượng và cấu trúc cao – có thể được duy trì và mở rộng về lâu dài, do đó mang lại lợi tức đầu tư cao hơn cho đội nhóm hoặc tổ chức. 

Tập trung vào chi tiết
Có một câu ngạn ngữ rằng “Nghệ thuật nằm ở chi tiết” và điều này đúng với công việc phát triển phần mềm. Có nhiều khả năng nhiều vấn đề rắc rối vốn có trong những dòng code sẽ không được nhìn thấy ngay từ đầu và dần dần xuất hiện trong khi thực hiện. Hãy tìm những lỗi này và sửa chúng khi bạn bắt gặp nhằm đảm bảo kết quả cuối cùng được hoàn thành tốt nhất theo cách mà bạn biết. Để đạt được điều này, đòi hỏi người phát triển phần mềm cần có sự quan tâm đến chi tiết, không chỉ để hiểu các tác động mà các vấn đề này gây ra, mà còn có thể đưa ra các giải pháp có hiệu quả về lâu dài. 

Bền bỉ, kiên trì
Cũng giống như thành Rome không thể được xây dựng chỉ trong một ngày, việc phát triển phần mềm phức tạp có chất lượng cao cũng không thể được hoàn thành nhanh chóng. Công việc phát triển phần mềm đòi hỏi sự kiên trì ở mức cao, nhất là khi phải đối mặt với các vấn đề không thể tránh khỏi phát sinh, về mặt kỹ thuật và con người. Kỹ sư phần mềm chủ yếu là hoạt động nghiên cứu và phát triển với nhiều yếu tố không thể đoán trước được, vì vậy người làm công việc phát triển phần mềm phải kiên trì đối mặt với sự không chắc chắn này và quản lý sự kỳ vọng của người khác về những gì và khi nào họ có thể chuyển giao. 

Học nữa, học mãi
Thế giới công nghệ thay đổi không ngừng, các công nghệ mới xuất hiện rất nhanh chóng nhưng cũng sớm bị thay thế, bao gồm các kỹ thuật phát triển phần mềm. Do đó, người làm công việc phát triển phần mềm cần phải không ngừng cập nhật, thích nghi, học hỏi cách sử dụng và khi cần thiết phải biết chọn lọc hay từ bỏ các công nghệ không phù hợp. Đối mặt với áp lực từ khách hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì vậy các nhà phát triển phải có tài xoay sở, có năng lực và đam mê về những gì họ đang theo đuổi để có thể gắn bó và phát triển sự nghiệp lâu dài.

Quản lý thời gian thông minh
Một nét đặc trưng khác của công việc phát triển phần mềm là cần sự tập trung cao độ và có thể phải đảm đương nhiều dự án cùng một lúc. Vì thế nên để trở thành một nhân viên giỏi bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian để đảm bảo đúng tiến độ. Ngoài ra, cần có khả năng phân loại, ưu tiên mức độ quan trọng và quản lý gọn gàng từng giai đoạn của từng nhiệm vụ đảm nhận trong cùng lúc. 

Phát triển phần mềm là công việc đòi hỏi bạn luôn không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng linh hoạt nắm bắt những thay đổi và nhanh chóng cập nhật những gì mới nhất xảy ra hàng ngày. Điều này cho thấy sự nghiêm túc và tôn trọng sự phát triển của bản thân bạn trong tương lai.

Comments

comments