fbpx
Home Học đường 3 nguyên nhân khiến học sinh 12 năm nay căng mình vì thi cử

3 nguyên nhân khiến học sinh 12 năm nay căng mình vì thi cử

0

Còn hơn 2 tháng nữa là 900.000 thí sinh và học sinh lớp 12 cả nước bước vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 vừa để công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông vừa để tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Những thay đổi về hình thức thi (bài thi tổ hợp, môn Toán và môn Giáo dục công dân thi theo trắc nghiệm khách quan) cùng với một số điều chỉnh về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, ít nhiều có tác động, ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng và gia tăng thêm hàng loạt áp lực, khó khăn đối với các em học sinh cuối cấp trung học phổ thông. Những áp lực về môn thi và thời gian thi cùng hàng nhiều áp lực khác khiến thí sinh phải căng mình ra.

Thứ nhất: Áp lực về môn thi nhiều, thời gian thi ngắn

Nếu như các năm trước, học sinh lớp 12 chỉ cần 4 môn thi, trong đó có ba môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn còn lại là được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông thì năm nay, mỗi em phải thêm 2 môn thi nữa, thành ra 6 môn (nằm trong các bài thi tổ hợp).

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 trở về trước, các môn thi trắc nghiệm, đề thi thường có 50 câu và thời gian làm bài 90 phút.

Tuy nhiên năm nay, tổ hợp 3 môn: Lý, Hóa, Sinh thành một bài thi Khoa học Tự nhiên và tổ hợp 3 môn Sử, Địa, Giáo dục công dân thành một bài thi Khoa học Xã hội. Với thời gian thi là 120 phút chưa kể thời gian ngắt quãng giữa 3 bài thi. Tính bình quân thí sinh cũng phải mất đến 150 phút để hoàn thành và trở ra khỏi phòng thi.

Thứ hai: Áp lực về hình thức thi mới

Học sinh ở lớp 10 và 11 từng quen thuộc với hình thức kiểm tra, thi tự luận ở môn Toán thì đến lớp 12 phải thích nghi, làm quen với hình thức trắc nghiệm khách quan.

Hình thức thi này yêu cầu giáo viên và học sinh phải nắm vững không những toàn bộ kiến thức mà phải nắm chắc. Vì câu hỏi trắc nghiệm khách quan là những câu hỏi xé lẻ, những câu hỏi chi tiết có đáp án.

Tự luận thì có thể ngẫm nghĩ, trình bày từ từ, còn trắc nghiệm số lượng câu hỏi nhiều, thời gian làm bài ngắn đòi hỏi thí sinh có tốc độ xử lý, phán đoán, lựa chọn nhanh.

Giáo dục công dân, môn học lần đầu tiên góp mặt trong kỳ thi quốc gia, cũng với hình thức trắc nghiệm, người dạy, người học chưa có nhiều kinh nghiệm về cách thi, làm bài.

Do đó, đa số học sinh chọn bài thi tổ hợp các môn Khoa học Xã hội gặp không ít khó khăn, lúng túng khi ôn tập, chạy nước rút.

Thứ 3 : Áp lực về tập dượt thi thử thpt quốc gia

Trước những điểm mới về hình thức thi, cách tổ chức thi của năm nay, các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường trung học phổ thông, thầy cô giảng dạy lớp 12 đều rất lo lắng và cố gắng đưa ra nhiều biện pháp thực hiện để các em học sinh lớp 12 có được kết quả thi tốt nhất.

Hai biện pháp phổ biến thường được áp dụng, đó là tăng thời lượng ôn tập và tổ chức tập dượt, thi thử nhiều lần.

Học nhiều, thi thử nhiều về kiến thức khiến các em học sinh mệt mỏi, căng thẳng về trí óc, thần kinh.

Ngoài ra Còn nhiều các áp lực khác như về thông tin tuyển sinh, chọn trường xét tuyển, chọn nguyện vọng và tư vấn chọn trường…Tất cả những ấp lực đó đang khiến cho kỳ thi THPT quốc gia trở nên gánh nặng của nhiều thí sinh.

Comments

comments