fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Địa 3 mẹo tuyệt hay giúp bạn ôn tập môn Địa lý

3 mẹo tuyệt hay giúp bạn ôn tập môn Địa lý

0

Về lý thuyết, học sinh nên chọn cách đơn giản nhất để nhớ bài. Những bài thực hành, vẽ biểu đồ phải nhớ kí hiệu và các dạng biểu đồ một cách chính xác nhất

Tổng hợp kiến thức theo hệ thống

Khái quát chung SGK Địa lý lớp 12 chúng ta có thể chia thành 4 phần như sau: Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế, Địa lý dân cư và Địa lý các vùng kinh tế. Tuy nhiên,cả 4 phần này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để ôn thi tốt được tất cả, trước hết bạn cần phải có kiến thức nền cho từng phần. Đơn giản nhất là sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ hình cây, hệ thống…để làm đề cương. Dù cách nào đi nữa thì vẫn đòi hỏi ở các học sinh cần có sự đầu tư kiến thức,thời gian cho việc hệ thống hóa các bài học.

Có được kiến thức tổng hợp, bạn đi vào từng bài chi tiết. Cách ôn hiệu quả nhất là xem xét mỗi bài bao gồm bao nhiêu ý chính, bao nhiêu ý phụ. Đây là cách để nhớ bài rất hiệu quả. Rất nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi khi nhìn kiến thức của cuốn sách dày cộp nhưng nhờ vào cách đưa kiến thức vào hệ thống sẽ giúp các em không còn cảm giác nặng nề nữa.

Cũng giống như môn Lịch sử, việc nhớ số liệu rất quan trọng nhưng phân tích và hiểu về con số đó là điều rất quan trọng. Các em có thể đơn giản hóa bằng cách sử dụng từ ngữ ước chừng con số như “khoảng”, “trên”, “dưới”..Ví dụ như, nước ta có 2.360 con sông thì có thể nói là trên 2.000 con sông.

Một khi đã có kiến thức nền của Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư và Địa lý kinh tế thì với phần Địa lý các vùng kinh tế các em sẽ rất dễ học. Với 7 vùng kinh tế, các em nên lập bảng và phân tích, đưa ra những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của từng vùng. Như vậy, vừa giúp các em tổng hợp kiến thức, vừa tránh sự nhầm lẫn khi làm bài.

Trong những năm gần đây, đề thi THPT môn Địa lý thường hướng đến các vấn đề thời sự, mang tính thực tiễn cao. Ngoài việc học các kiến thức cơ bản trong SGK, các em nên tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để giúp bài làm của mình đa dạng, có sự đánh giá nhiều chiều hơn.

Cách nhận dạng biểu đồ

  • Biểu đồ hình tròn: Khi đề bài chứa các từ: Tỉ lệ, cơ cấu, tỉ trọng(%) của các đối tượng dưới 2 năm. Ví dụ, vẽ biểu đồ cơ cấu của ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của Việt nam năm 2010. Có thể đề bài sẽ yêu cầu vẽ 2 biểu đồ.
  • Biểu đồ cột đơn: Với dạng biểu đồ này thường sẽ biểu hiện sự biến động của một đối tượng nào đó qua nhiều năm. Hoặc có sự so sánh nhiều đối tượng khác nhau trong 1 năm. Ví dụ như sự biến động về đất đai, dân số, xăng dầu…
  • Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Cách nhận biết dựa vào yêu cầu đề bài thể hiện sự tăng trưởng, thay đổi hay diễn biến của các đối tượng khác nhau qua nhiều năm. Ví dụ, thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua..
  • Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Điểm mấu chốt của vấn đề này là dựa vào mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau. Hoặc đề bài có 3 đối tượng nhưng muốn biểu hiện trên cùng một biểu đồ. Ví dụ như thể hiện sản lượng nuôi trồng, khai thác và giá trị sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2015. Trong đó, vẽ 2 cột khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất.
  • Biểu đồ cột chồng: Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất về quy mô và cơ cấu của đối tượng trong nhiều năm (tính theo tỉ lệ % tuyệt đối).
  • Biểu đồ miền: Nếu đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi về tỉ trọng, cơ cấu của 2 nhóm ngành trở lên.
  • Ngoài ra, còn dạng biểu đồ kết hợp miền với đường.

Đối với phần nhận xét biểu đồ: Các thí sinh nên dựa trên 3 phần: Nhận xét chung, nhận xét từng phần và tổng kết lại.

  • Nhận xét chung: Đánh giá mức độ các ngành, sản phẩm, dân số….tăng hay giảm, có xu hướng như thế nào.
  • Nhận xét từng phần: Có thể chia nhỏ các giai đoạn, nhận xét từng đối tượng một.
  • Tổng kết: Khẳng định nền kinh tế, đất đai, dân số…có sự phát triển hay không. Sau đó, nêu ra một vài giải pháp hiệu quả.

Comments

comments