fbpx
Thursday, April 25, 2024
HomeTin tuyển sinhVì sao thí sinh tự do phải thi phòng riêng?

Vì sao thí sinh tự do phải thi phòng riêng?

Việc “phân biệt” thí sinh được quy định trong dự thảo quy chế thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 cụ thể như sau: thí sinh tự do đã tốt nghiệp được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD&ĐT quyết định; thí sinh hệ giáo dục thường xuyên được bố trí phòng thi riêng.

Vì sao thí sinh tự do phải thi phòng riêng?

Phân riêng học sinh, vì sao cần tách?

Khi được hỏi nguyên nhân vì sao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, Bộ GD&ĐT lại cần phân tách học sinh theo cơ chế như vậy, lãnh đạo Bộ GDĐT giải thích, việc tách thí sinh là để phù hợp với những thay đổi trong phương án thi mới của Bộ GD&ĐT, giảm sự bất lợi và tạo ra sự công bằng cho thí sinh khi tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Như đã biết, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 lần này, thí sinh sẽ có 5 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên – với 3 bộ môn thi : Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Xã hội- với 3 bộ môn thi: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Trên thực tế, tham dự vào kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sẽ có hai đối tượng dự thi: đối tượng thí sinh dự thi xét tốt nghiệp THPT và đối tượng thí sinh dự thi xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Điều đó có nghĩa là, đối với những thí sinh lần đầu tham dự kỳ thi sẽ phải làm tối thiểu 4 bài thi. Tuy nhiên, với những trường hợp thí sinh tự do đã đỗ tốt nghiệp THPT trong kỳ thi trước, năm nay có nguyện vọng dự thi vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước chỉ cần làm những môn thi phù hợp với tiêu chí xét tuyển vào đại học của ngành đào tạo, trường đại học mà mình có nguyện vọng xét tuyển này. Sự khác biệt về các môn thi, mục đích dự thi của các thí sinh trong kỳ thi khác nhau dẫn đến nội dung phân tách thí sinh này của Bộ GD&ĐT.

Thêm vào đó, Bộ GD&ĐT cũng giải thích, nếu trộn lẫn các thí sinh tự do với các đối tượng thi khác trong cùng một phòng thi sẽ dẫn đến hiện tượng: Thí sinh tự do hoàn thành môn thi trước phải ngồi đợi một thời gian rất dài mới được ra khỏi phòng thi hoặc phải chờ đợi đến thời gian thi môn của mình. Điều này ảnh hưởng đến trật tự phòng thi và tâm lý của những thí sinh khác. Về quyết định tách các học sinh hệ giáo dục thường xuyên với các thí sinh hệ THPT công lập khác, trên quan điểm của Bộ GD&ĐT cũng khẳng định đây là cơ chế công bằng cho thí sinh.

Ý kiến đa chiều về cơ chế thực hiện việc phân tách học sinh

Theo đó, cụ thể, trong kỳ thi THPT Quốc gia 20117 sắp tới, với dự thảo tách riêng thí sinh tự do, Bộ GD&ĐT cho biết, đề thi cho các thí sinh tự do sẽ được in thành 3 phần tách rời nhau. Mỗi phần là một môn thi, thời gian làm bài 50 phút. Thí sinh tự phải hoàn thành bài thi trong khoảng thời gian quy định.Khi hết thời gian cho từng phần, giám thị sẽ thu lại giấy nháp và đề thi của từng thí sinh trong thi môn đó, rồi chuyển sang môn thi khác.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, thí sinh tự do sẽ thi riêng với những cơ chế cụ thể được đề ra bởi Bộ GD&ĐT. Trường hợp thí sinh chỉ thi một môn thi, sau khi hoàn thành bài thi của mình, thí sinh có thể ra khỏi phòng thi để sang khu vực phòng chờ hoặc rời khỏi hội đồng thi để ra về, tránh ảnh hưởng đến những thí sinh dự thi 3 bài thi trong kỳ thi với thời gian 150 phút.

Đóng góp ý kiến trước đề xuất dự thảo trên của Bộ GD&ĐT, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng hội đồng thi vẫn nên quy định thời gian và trình tự làm các môn thi là giống nhau ngay kể cả khi đã quyết định tách điểm thi. Phân tích rõ hơn về đề xuất này, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ nói, điều này có nghĩa là một môn thi sẽ bắt đầu và kết thúc cùng lúc ở cả 2 hội đồng thi – cả hội đồng thi của thí sinh tự do và thí sinh lần đầu tham dự kỳ thi để tránh tình trạng lộn xộn thời gian không đáng có ở các hội đồng, mất đi tính quy củ và đồng nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Tuy nhiên,nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cần thực hiện thi theo ca thi, không cần chia hội đồng thi gây tốn kém và mất nhiều công sức cho thí sinh. Tiêu biểu phải kể đến ý kiến của một chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng: “Trong hội đồng thi chung có thể có nhiều ca thi chia theo các môn thi. TS đến môn thi nào thì vào thi môn đó, hết ca thi ra về. TS nào phải thi tất cả các ca thì ngồi lại”.

Theo Hoc.vtc

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular