fbpx
Thursday, April 25, 2024
HomeTin tuyển sinhTư vấn mùa thi 2019: Học ngành gì để không thất nghiệp?

Tư vấn mùa thi 2019: Học ngành gì để không thất nghiệp?

Ngày 24.2, các chuyên gia chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Bến Tre diễn ra tại Trường THPT Lạc Long Quân đã giải đáp rất nhiều thắc mắc về chọn lựa ngành nghề của học sinh trong thời kỳ bùng nổ công nghệ.

Robot là ngành “hot” nhất ?

Một học sinh (HS) Trường THPT chuyên Bến Tre đặt ra câu hỏi về lựa chọn rất thời sự: “Em nghe nói trong tương lai robot sẽ thay thế con người. Như vậy ngành “hot” nhất hiện nay có phải là học chế tạo robot hay không?”.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh (Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM), khẳng định sẽ có chuyện robot chiếm chỗ làm của con người. Thậm chí có rất nhiều trường hợp như vậy trong các ngành nghề. Nguy cơ mất việc luôn xảy ra tại các cuộc cách mạng công nghiệp từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, nếu nói học ngành chế tạo robot chắc chắn có việc làm thì không phải. Mỗi ngành nghề đều có sự biến đổi để thích nghi sự phát triển của công nghệ. Khi Grab, Uber xuất hiện, nhiều người lo tài xế xe ôm truyền thống mất việc. Nhưng họ chỉ mất việc khi không chịu ứng dụng công nghệ. Những người chịu thích nghi và ứng dụng công nghệ đều có việc làm nhiều hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý là chúng ta nên có kiến thức xã hội – nhân văn để phát triển, chung sống và tiến hóa cùng robot.Giải đáp câu hỏi của một HS về đào tạo ngành nấu ăn, thạc sĩ Sơn cho rằng nấu ăn vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy, ở ngành này, rất khó để robot thay thế. Lý do là mẹ nấu ăn bao giờ cũng ngon hơn tất cả robot! Trong nhóm ngành công nghệ thực phẩm có ngành khoa học chế biến món ăn hoặc khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Học sinh có thể học để xem nấu ăn như là một môn khoa học đầy thú vị.Cũng gần với thắc mắc này, một HS hỏi về ngành trí tuệ nhân tạo hiện nay đào tạo những gì.

Thạc sĩ Trần Vũ, Trưởng phòng Công tác sinh viên (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), cho biết trí tuệ nhân tạo là hướng chuyên sâu trong ngành khoa học máy tính. Trí tuệ nhân tạo có hướng ứng dụng khá rộng. Học bất cứ ngành nào cũng áp dụng trong lĩnh vực này được.

Học phân hiệu có khác ở cơ sở chính ?

Nguyễn Ngọc Duy, HS Trường THPT Lạc Long Quân, hỏi việc học ở Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre có khác với học tại cơ sở chính các trường ĐH thành viên? Việc xét tuyểncó khác so với cơ sở chính hay không?

Tiến sĩ Hồ Thu Hiền, Phó giám đốc Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre, cho biết năm nay có điều đặc biệt là đơn vị dành đến 70 – 80% chỉ tiêu của phân hiệu để xét tuyển kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Thí sinh xét tuyển vào phân hiệu được ưu tiên khu vực nên điểm chuẩn sẽ giảm hơn 2 điểm so với các trường cơ sở chính nếu dùng điểm thi THPT quốc gia TP.HCM để xét tuyển.

Nếu dùng điểm đánh giá năng lực thì điểm chuẩn cũng khác với cơ sở chính. Sinh viên trúng tuyển vẫn được hưởng các quyền lợi như sinh viên tại cơ sở chính. Giảng viên cơ sở chính sẽ trực tiếp xuống dạy tại phân hiệu. Môi trường học dĩ nhiên sẽ khác nhau. Nhưng khác với cơ sở chính, ở đây sinh viên sẽ có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, học tập với sinh viên khoa khác, trường khác của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Lê Thị Tường Vi, HS Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng, thắc mắc: “Ngành quan hệ quốc tế xét chỉ tiêu, quy trình thế nào và cơ hội việc làm cao không? Em tìm hiểu thấy điểm chuẩn năm 2017 và 2018 khác nhau, vậy điểm chuẩn năm 2019 thì như thế nào?”.

Thạc sĩ Nguyễn Thảo Chi, Phó phòng Tuyển sinh và tổ chức sự kiện (Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM), cho biết năm nay chỉ tiêu xét tuyển ngành này tại trường là 200, sinh viên sẽ học tổng hòa thông tin quan hệ quốc tế. Đây là lĩnh vực rộng, liên quan văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo… Sinh viên được trang bị kiến thức tổng quát, lý luận cơ bản để sau này làm việc tại các công ty, cơ quan, tổ chức phi chính phủ, từ thiện, dự án quốc tế…

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular