fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeTin tuyển sinhThi THPT quốc gia 2019: Đề thi không còn 'đánh đố'

Thi THPT quốc gia 2019: Đề thi không còn ‘đánh đố’

Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT – ông Mai Văn Trinh đã có những chia sẻ với về đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Ông Mai Văn Trinh nói: Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia 2019 được xây dựng theo ngưỡng vừa cơ bản để đạt mục đích xét tốt nghiệp nhưng đồng thời sẽ có độ phân hóa phù hợp để xét tuyển ĐH, CĐ. Độ phân hóa của đề thi nằm chủ yếu lớp 12. Thí sinh có thể yên tâm, đề thi tham khảo vừa công bố có giá trị tham khảo, định hướng rất tốt cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh trong nhà trường.

Tỷ lệ câu hỏi có theo cấu trúc 60% xét tốt nghiệp, 40% xét tuyển ĐH không, thưa ông?

Thực ra chưa năm nào Bộ GD&ĐT cụ thể hóa tỷ lệ này như thế nào. Nhìn vào đề tham khảo, giáo viên chuyên ngành sẽ phân tích cụ thể được mức độ như thế nào.

Năm tới, Bộ GD&ĐT có quán triệt với Hội đồng ra đề thi không ra những câu hỏi quá khó, đánh đố như năm trước không?

Thực ra, việc ra đề thi từ năm trước đã được Bộ trưởng chỉ đạo, quán triệt từ đầu đến cuối. Việc xây dựng đề thi tham khảo là một bước chuẩn bị rất quan trọng cho việc tiến tới xây dựng đề thi chính thức.

Hàng năm, chúng ta đều thấy có hiện tượng, đề thi năm nay dễ thi năm sau sẽ khó. Từ năm 2019 này, quan điểm chỉ đạo của Bộ như thế nào?
Quan điểm chỉ đạo của Bộ đã được thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thể hiện rất rõ tại văn bản chỉ đạo vừa qua. Và hôm nay, nó được thể hiện bằng đề tham khảo hôm nay Bộ công bố.

Có những câu hỏi sẽ rơi hoàn toàn vào kiến thức lớp 11 hay không, thưa ông?
Tôi không thể trả lời một cách cụ thể câu hỏi này. Nhưng chỉ có thể trả lời một cách khái quát, trong cách thiết kế chương trình giáo dục có tính liên thông và kế thừa. Chúng ta không thể nói lớp sau hoàn toàn không sử dụng kiến thức lớp trước. Cho nên, không có một nhà khoa học nào có thể khẳng định câu hỏi này chỉ thuần kiến thức lớp 12. Vì vậy, tinh thần chủ đạo của đề tham khảo là nội dung chủ yếu nằm ở lớp 12.

Đề thi hai mục tiêu của kỳ thi có vẻ rất gượng ép và được nhiều người nói. Đề thi năm nay giải quyết vấn đề này thế nào?

Vấn đề này không mới, thậm chí nó còn có trước khi chúng ta thực hiện kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên. Bộ GD&ĐT đã có sự chuẩn bị từ rất lâu. Cùng với đó, sự ra đời của Nghị quyết 29, nghị quyết 44 yêu cầu: Đổi mới thi xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng: lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm cơ sở để các trường ĐH sử dụng trong tuyển sinh. Có nghĩa là việc sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia là theo tinh thần tự chủ của các trường. Thời gian vừa qua, các trường đã đi theo hướng này. Tôi đồng ý với quan điểm xây dựng đề thi để đáp ứng 2 mục tiêu khó hơn là xây dựng đề thi đáp ứng từng mục tiêu riêng rẽ. Nhưng trên thực tế ta thấy, chúng ta làm được và cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Trong báo cáo giám sát của Ủy ban Văn hóa vừa rồi về đề thi có khẳng định: đề thi nói là chuẩn hóa nhưng thực tế chưa đảm bảo yêu cầu chuẩn hóa. Việc này được khắc phục thế nào?

Có thể thấy, Mỹ đã làm đề thi cách đây một thế kỷ. Chúng ta mới trải qua những năm đầu tiên. Chúng ta thực hiện theo đúng quy trình đó. Ngân hàng câu hỏi của chúng ta ngày càng giàu hơn, chuẩn hóa hơn. Điều tôi có thể cam kết là chúng ta có thể đạt được ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa nhanh hơn các nước đã làm. Bộ đang thực hiện một loạt giải pháp. Năm 2019, ngoài việc sử dụng đội ngũ chuyên gia như các năm, chúng ta có một kênh để huy động sâu rộng hơn nữa đội ngũ giáo viên khắp cả nước cũng như các chuyên gia để cùng xây đắp cho ngân hàng câu hỏi như thông qua trường học kết nối và thông qua hệ thống mạng thông tin khác để làm.
Theo Tienphong

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular