fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeTin tuyển sinhThầy cô nói gì về việc thi tích hợp liền trong năm...

Thầy cô nói gì về việc thi tích hợp liền trong năm 2017?

Phương án thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2017 vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia.

Bộ đã có phương án ban đầu về kỳ thi năm tới. Ý kiến của thầy cô về vấn đề này ra sao? (Ảnh: Minh họa)

Trong cuộc họp báo chiều ngày 4/9/2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định phương án thi cử năm 2017 không phải là phương án đổi mới mà chỉ là tiếp tục hoàn thiện từ phương án năm 2016.

Theo đó, trong kỳ thi năm tới, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tổ chức một cụm thi cho tất cả các thí sinh tại địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, các trường đại học, cao đẳng sẽ tham gia giám sát. Thời gian thi của các cụm sẽ diễn ra cùng lúc trên toàn quốc… Kì thi THPT quốc gia năm 2017 vẫn tiếp tục được duy trì với 2 mục đích để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Ngoài ra, đáng chú ý là Bộ đang bàn phương án thay thế tổ chức thi theo từng môn như trước đây bằng 5 bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân). Trong cả 5 môn chỉ có Văn là thi tự luận.

Hiện tại, Bộ đang cân nhắc 2 phương án hoặc yêu cầu học sinh THPT phải thi đủ 5 môn mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT hoặc thí sinh chỉ thi 4 bài gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và tự chọn thêm một bài thi hoặc khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.

Trước dự thảo bước đầu này, giới chuyên gia là các thầy cô, lãnh đạo trong ngành giáo dục đã bày tỏ những ý kiến băn khoăn, đặc biệt là với vấn đề thi tích hợp các môn ngay trong năm tới.

Thầy Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Chu Trinh (Đắk Lắk) chia sẻ: “Thay đổi môn thi THPT với tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội trong năm tới chắc chắn gây ra sự lúng túng vì đột xuất. Về mặt lâu dài, liên môn tích hợp sẽ giảm tải học hành cho học sinh, nhưng năm tới thi thì chưa nên.

Theo cá nhân tôi, cách làm như vậy là hơi vội vì muốn thi liên môn, tích hợp cần phải có lộ trình, làm không khéo sẽ ảnh hưởng đến phương pháp dạy của giáo viên, cách học của học sinh. Bên cạnh đó, tôi cũng chưa hình dung thi liên môn giáo viên sẽ chấm thi như thế nào. Đó là chưa kể việc thi liên môn nếu không được chuẩn bị kỹ, chắc chắn không có lợi cho học sinh vùng sâu vùng xa.”

Trong khi đó thì cô Phạm Ngọc Phụng, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Diệu (Sóc Trăng) cũng khá lo lắng trước vấn đề thi tích hợp ngay lập tức được áp dụng vào năm tới.

“Tôi rất băn khoăn về thi liên môn, tích hợp trong năm tới khi hướng dẫn cách dạy theo phương pháp này chưa có. Do đó, việc chuẩn bị của giáo viên trong giảng dạy, học sinh trong học tập và động thái của phụ huynh trong việc học của con đều ở thế bị động. Hiện tại, kế hoạch giảng dạy, chương trình vẫn theo như cũ. Nên để thi liên môn, tích hợp năm tới thì tâm lý chưa kịp, kiến thức chưa kịp và kế hoạch chuẩn bị cũng chưa.

Bản thân tôi cũng mù mờ, chưa có hướng đi rõ ràng trong việc chỉ đạo giáo viên dạy chu đáo cho học sinh. Tôi mong nếu có học, thi tích hợp thì Bộ GD-ĐT phải xây dựng bộ sách để hướng dẫn, tập huấn, dạy thực hành… cho giáo viên biết. Tóm lại, theo tôi, năm tới thi liên môn, tích hợp ở THPT là không kịp”, cô khẳng định.

Thầy Nguyễn Văn Ưng, giáo viên trường THPT Lê Hồng Phong (Đồng Nai) cũng cho rằng phương án còn nhiều điểm bất hợp lý. Do đó, thầy cho rằng: “Ngay trong năm 2017 này, Bộ không nên tổ chức thi tốt nghiệp THPT mà chuyển thành xét tuyển tốt nghiệp THPT. Việc xét tuyển này giao cho Sở Giáo dục các địa phương thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục. Các Sở Giáo dục căn cứ kết quả học tập và rèn luyện ba năm học để xét và xếp loại tốt nghiệp THPT cho học sinh. Đó không chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, mà qua các trang mạng, còn thấy đó là nguyện vọng của rất nhiều học sinh, phụ huynh, giáo viên và các tầng lớp xã hội khác.

Sau khi được xét và có bằng (hoặc giấy chứng nhận) tốt nghiệp THPT, học sinh nào có nguyện vọng học tiếp lên đại học sẽ đăng ký dự thi (hoặc xét tuyển) vào trường mà mình yêu thích. Như vậy chỉ học sinh có lực học khá giỏi mới dự thi, số lượng ấy có thể giảm trên 50% so với việc tổ chức thi THPT quốc gia nhằm hai mục đích như hai năm vừa qua.

Việc tuyển sinh, Bộ sẽ giao cho các trường đại học tự chủ thực hiện theo phương án riêng, hoặc Bộ tổ chức thi “ba chung” như trước đây.”

Xem thêm:

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular