fbpx
Wednesday, April 24, 2024
HomeTin tuyển sinhQuy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 có gì thay đổi

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 có gì thay đổi

Hôm qua 14.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy năm 2016. Trong đó có một vài điểm mới về đối tượng ưu tiên và phương thức xét tuyển, quy định về điểm sàn… 

Nguyện vọng xét tuyển 

Nếu năm 2015, mỗi thí sinh được đăng ký 4 trường và được thay đổi nguyện vọng 1 lần trong quá trình xét tuyển thì năm 2016 kỳ xét tuyển sẽ chia làm nhiều đợt, thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển từ ngày 1/8 đến hết ngày 20/10 đối với hệ Đại học và đến hết ngành 15/11 đối với hệ Cao Đẳng. Đồng thời thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường, ngành đã đăng ký trong từng đợt xét tuyển.

Bỏ “điểm sàn” cao đẳng

Nếu năm ngoái, Bộ đưa ra quy định xác định ngưỡng chất lượng đầu vào cho cả hệ Đại học và Cao đẳng thì năm nay kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ giáo dục xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Còn đối với các trường cao đẳng, Bộ GDĐT đã chính thức bỏ điểm sàn khi quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với bậc cao đẳng là tốt nghiệp THPT.

Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển online hoặc qua đường bưu điện

Điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm 2016, điểm xét tuyển năm sau không được thấp hơn điểm xét tuyển đợt trước. Theo đó, sau khi có kết quả thí sinh có thể đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh.

Bên cạnh đó, trường có thể quy định thêm phương thức tiếp nhận đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển của thí sinh phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không gây khó khăn, tốn kém cho thí sinh và bức xúc xã hội.

Khuyến khích các trường tiến hành tuyển sinh theo nhóm trường 

Điểm mới trong năm nay là Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tiến hành tuyển sinh theo nhóm ngành. Theo đó, các trường sẽ tiến hành xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ. Đề án cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các trường trong nhóm, phương thức đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các trường trong nhóm.

Bên cạnh đó, nếu như năm ngoái những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài khối thi truyền thống để xét tuyển cho một ngành cần dành ít nhất 75% chỉ tiêu của ngành đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống thì năm nay, Bộ cho phép các trường rút xuống còn 50% chỉ tiêu.

Nhằm hạn chế tình trạng thí sinh ảo, Bộ quy định thí sinh trúng tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) cho trường có nguyện vọng học trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển. Nếu quá thời hạn quy định thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi thì trường sẽ có quyền tuyển thí sinh khác.

Ngoài ra, trong phiếu đăng ký xét tuyển, thí sinh phải ghi rõ những trường mình đã đăng ký xét tuyển để các trường có thể phán đoán được mức điểm trúng tuyển.

Thay đổi chính sách ưu tiên

Trong kỳ tuyển sinh năm 2016, tránh việc thay đổi hộ khẩu để được cộng điểm, Bộ Giáo dục quyết định thay đổi quy định về đối tượng 01. Theo đó, thí sinh ở khu vực 1 phải là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1.

Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp THPT tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học THPT (hoặc thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó.

Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular