fbpx
Thursday, April 25, 2024
HomeTin tuyển sinhPhương án tuyển sinh Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp...

Phương án tuyển sinh Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp năm 2017

Trường đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp tổ chức tuyển sinh năm 2017 theo 2 phương thức: dựa vào kết quả thi THPTQG (60% chỉ tiêu), dựa vào kết quả học bạ (40% chỉ tiêu).

1. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển): Năm 2017, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức tuyển sinh theo 2 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Chỉ tiêu tuyển sinh: Dành 60% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định vào hệ đại học để xét tuyển vào học đại học.

Phương thức 2: Dựa vào kết quả học bậc THPT để xét tuyển.

Chỉ tiêu tuyển sinh: Dành 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định vào hệ đại học để xét tuyển vào học đại học.

3.1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì:

Điều kiện để được xét tuyển:

– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;

– Dự thi kỳ thi THPT quốc gia tại cụm thi do các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì và có đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển sinh đại học;

– Đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

Đối tượng xét tuyển:

– Các thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện và đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Các thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng chỉ cần làm hồ sơ xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngành tuyển sinh đào tạo và tổ hợp môn xét tuyển:

d. Tiêu chí tuyển sinh, xác định điểm trúng tuyển (ĐTT)

* Tiêu chí tuyển sinh: Xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia (không có môn nhân hệ số).

* Xác định điểm trúng tuyển (ĐTT)

Căn cứ:

– Điểm xét tuyển (ĐXT): bằng tổng điểm 3 môn (với từng ngành đào tạo), đạt từ ngưỡng tối thiểu đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trở lên;

– Điểm ưu tiên (ĐUT): theo khu vực và đối tượng (nếu có);

ĐTT = ĐXT + ĐUT

Trên cơ sở chỉ tiêu được tuyển, xếp thứ tự từ trên xuống cho đến hết chỉ tiêu để xác định được mức điểm trúng tuyển. Nếu thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành khác nhau cùng đợt xét tuyển, Nhà trường sẽ xét các nguyện vọng là bình đẳng. e. Hồ sơ tuyển sinh: Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Bộ GD&ĐT.

g. Lịch tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
h. Cách thức đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3.2. Xét tuyển dựa vào kết quả học bậc THPT:

a. Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Ngành tuyển sinh đào tạo và tổ hợp môn xét tuyển:

TT

Ngành tuyển sinh đào tạo

Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
1 Công nghệ thực phâm 52540101 A00; A01; B00 và D01.
2 Công nghệ sợi, dệt 52540202
3 Công nghệ may 52540204
4 Công nghệ thông tin 52480201
5 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 52510303
6

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

52510301 A00; A01; D01 và C01.
7 Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông 52510302
8 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 52510201
9 Kế toán 52340301
10 Quản trị kinh doanh 52340101
11 Tài chính – Ngân hàng 52340201

Tiêu chí xét tuyển:

Dựa vào kết quả học bậc THPT để xét tuyển, cụ thể: Điểm trung bình của 5 học kì (lớp 10, lớp 11 và học kì I lớp 12) của các môn theo tổ hợp các môn xét tuyển.

– Thí sinh phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển > 18.0 điểm.

– Hạnh kiểm đạt loại Khá.

Phương pháp xét tuyển:
– Dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh để xét tuyển cho tất cả các ngành đào tạo đại học theo công thức.

Điểm xét tuyển (ĐXT) = Mi+ M2 + M3

Trong đó: Mi là điểm trung bình các môn tổ hợp lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn tổ hợp lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn tổ hợp học kỳ 1 lớp 12;

Điểm ưu tiên (ĐUT): ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định.

– Cách xác định điểm trúng tuyển (ĐTT):

ĐTT = ĐXT + ĐUT, trong đó:

ĐXT > 18.0 điểm.

ĐUT: Điểm ưu tiên theo quy định hiện hành trong Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Căn cứ chỉ tiêu dành cho phương thức này để xét tuyển;

– xếp thứ tự từ trên xuống để xác định điểm trúng tuyển. Nếu thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành khác nhau cùng đợt xét tuyển, Nhà trường sẽ xét các nguyện vọng là bình đẳng.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

– Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường (lấy trên Website nhà trường);

– Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm 2017;

– Học bạ THPT (bản sao công chứng);

– 01 phong bì đã dán tem ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để Nhà trường thông báo kết quả;

– 02 ảnh cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng;

– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

g. Thời gian tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
h. Cách thức đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Lệ phí tuyển sinh được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo ngành/ nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo:

TT

ngành

Tên ngành

Chỉ tiêu (dự kiến)

Xét kết quả thi THPT quốc gia

Dựa trên kết quả học tập bậc THPT
1

52540101

Công nghệ thực phẩm

240

160

2

52540202

Công nghệ sợi, dệt

90

60

3

52540204

Công nghệ may

330

220

4

52480201

Công nghệ thông tin

300

200

5

52510303

Công nghệ kỹ thuật điêu khiển và tự động hóa

270

180

6

52510301

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

270

180

7

52510302

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyên thông

270

180

8

52510201

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

270

180

9

52340301

Kế toán

360

240

10

52340101

Quản trị kinh doanh

330

220

11

52340201

Tài chính – Ngân hàng

270

180

Cộng

3000

2000

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT: Đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển…

6.1. Ngành tuyển sinh đào tạo, mã ngành và tổ hợp môn xét tuyển:

6.2. Quy định chênh lệch điểm xét tuyên giữa các tổ hợp: Trên cơ sở chỉ tiêu được tuyển của từng ngành đào tạo, Nhà trường xếp thứ tự từ trên xuống cho đến hết chỉ tiêu để xác định được mức điểm trúng tuyển. Nếu thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành khác nhau cùng đợt xét tuyển, Nhà trường sẽ xét các nguyện vọng là bình đẳng. Các tổ hợp môn xét tuyển có giá trị ngang nhau trong cùng đợt xét tuyển.

7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/ thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối từng ngành đào tạo…

Nhà trường triển khai tổ chức tuyển sinh theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Chính sách ưu tiên: Tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;…

– Thí sinh được tùy ý lựa chọn địa điểm học tập tại cơ sở Hà Nội hoặc cơ sở Nam Định của Nhà trường theo nhu cầu của cá nhân.

– Miễn phí 500 chỗ ở KTX năm học 2017 – 2018 cho thí sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nguyện vọng học tập tại cơ sở Nam Định.

9. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): Học phí được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

 

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular