fbpx
Saturday, April 20, 2024
HomeTin tuyển sinhPhổ điểm thi THPT quốc gia 2017 nói lên điều gì?

Phổ điểm thi THPT quốc gia 2017 nói lên điều gì?

Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm tất cả 9 môn thi THPT quốc gia 2017. Theo đó, hầu hết các bài thi, môn thi đều có điểm trung bình từ khoảng 4,5 – 6,5 điểm, giá trị của điểm trung bình gần sát với điểm trung vị chứng minh tính chuẩn hóa của các đề thi trong kỳ thi năm nay.

Theo lãnh đạo Bộ, sau khi phân tích dạng phổ điểm và các thông số thống kê, kết quả cho thấy:

Dạng phổ điểm của tất cả các bài thi, môn thi gần với phân phối chuẩn, điều này chứng tỏ các đề thi đánh giá sát với chuẩn đầu ra chương trình lớp 12 của các môn học, phân loại, phân hóa rõ ràng, sát thực năng lực của thí sinh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xét tuyển vào các trường Đại học trong năm 2017.

Hầu hết các bài thi, môn thi đều có điểm trung bình từ khoảng 4,5 – 6,5 điểm, giá trị của điểm trung bình gần sát với điểm trung vị, điều đó chứng minh tính chuẩn hóa của các đề thi trong kỳ thi THPTQG năm 2017.

Ở một số bài thi, môn thi, có nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối (10 điểm) nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và các tỉnh có truyền thống “hiếu học”. Tuy nhiên, số lượng thí sinh đạt điểm 0 và điểm nhỏ hơn hoặc bằng 1 (điểm liệt) cũng tương đối lớn và có hầu hết ở các bài thi, môn thi.

Điểm trung bình dưới 5 của hầu hết các bài thi, môn thi đều chiếm tỉ lệ khoảng từ 40 – 60%. Điều này cho thấy phổ điểm được phân tán tương đối rộng, đánh giá đúng năng lực của các thí sinh, giảm thiểu đáng kể hiện tượng đoán mò trong các bài thi trắc nghiệm khách quan.

Đặc biệt, với kết quả phân tích điểm nói lên tính khách quan, trung thực, công bằng trong công tác tổ chức thi THPT QG năm 2017. Đồng thời đây cũng là một kênh thông tin để phân loại chất lượng giáo dục phổ thông ở các vùng miền.

Như vậy, có thể thấy rằng, từ dạng phổ điểm của các bài thi, môn thi cho thấy tính phân hóa, phân loại rõ rệt của từng môn thi thể hiện tính ưu việt của phương án đổi mới thi THPTQG hướng tới đánh giá năng lực toàn diện của người học, tránh hiện tượng đoán mò, học lệch, học tủ, đảm bảo công bằng khách quan, thuận lợi cho thí sinh, tạo sự ổn định cho xã hội.

Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích sâu hơn về phổ điểm sẽ làm cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, phục vụ kì thi THPTQG những năm tiếp theo ngày càng tốt hơn.

Trước đó như đã đưa tin, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cả nước có tới gần 4.000 điểm 10. Một con số quá “khủng” kể từ khi tổ chức thi 3 chung đến nay. Trong khi, năm 2016, cả nước cũng chỉ có 69 điểm 10.
Trước ‘cơn mưa’ điểm 10 này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết do đề thi năm nay lần đầu tiên thi theo hình thức mới là trắc nghiệm khách quan chuẩn hóa, khác hoàn toàn với đề thi trắc nghiệm và đề thi tự luận những năm vừa qua. Phổ kiến thức được thể hiện trong đề thi được trải rộng toàn bộ chương trình. Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Ga, nhiều điểm 10 không có gì lạ đối với đề thi trắc nghiệm khách quan được chuẩn hóa.
Tuy nhiên, với việc hàng nghìn điểm 10, có thể thấy đề thi mới chỉ đạt được mục tiêu xét tốt nghiệp. Còn mục tiêu phân hóa để tuyển sinh ĐH có vẻ khó thuyết phục dư luận. Ngay cả các trường ĐH top trên cũng đang tỏ ra bối rối vì quá nhiều điểm cao. Số bài thi đạt điểm 10 đã nhiều, nhưng số bài thi đạt điểm 8, điểm 9 còn nhiều hơn rất nhiều lần.

Theo ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm nay tiêu chí phụ sẽ chiếm vị trí quan trọng trong xét tuyển đối với các trường ĐH top trên. Cùng mức điểm, nhưng sẽ có thí sinh đỗ và thí sinh trượt. Sẽ có người cười, có kẻ khóc dù bằng điểm nhau.

Theo Tienphong

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular