fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeGiải bài tập lớp 12Giải bài tập Sinh học 12Phần Bảy - Chương 3 - Bài 47: Ôn tập phần tiến...

Phần Bảy – Chương 3 – Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

A. TIẾN HÓA

Bài 1 (trang 212 SGK Sinh học 12): Tiến hóa nhỏ là gì?

Lời giải:

Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc nào xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá và quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

Bài 2 (trang 212 SGK Sinh học 12): Giải thích sơ đồ (hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên.

Hình 47.1

Lời giải

1. Biến dị sơ cấp

2. Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp)

3. Sống sót được

4. Không sống sót (Khả năng sinh sản kém)

5. Tác động lên kiểu gen biểu hiện ra các kiểu hình khác nhau

6. Tác động lên kiểu hình

Bài 3 (trang 212 SGK Sinh học 12): Những nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất?

Nhân tố tiến hoá nào quy định chiều hướng tiến hoá?

Lời giải:

– Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.

– Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng biến mất hoàn toàn khỏi quần thể. CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội,… Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 10-6 đến 10-4.

– CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá, là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi.

Bài 4 (trang 213 SGK Sinh học 12): Giải thích sơ đồ (hình 47.2).

Hình 47.2

Lời giải

– Từ một quần thể ban đầu do có cơ chế cách li nào đó tách thành hai quần thể A và B. Ban đầu hai quần thể còn có thể trao đổi vốn gen cho nhau (sự cách li chưa hoàn toàn) thì vẫn chỉ là hai quần thể của một loài.

– Lâu dần sự trao đổi vốn gen giữa hai quần thể giảm dần (sự cách li giữa hai quần thể ngày một được tăng cường) thì các quần thể cách li tích luỹ những khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen dẫn đến hình thành nên các chủng địa lí.

– Nếu sự trao đổi vốn gen giữa các chủng ngày một giảm dần thì sự khác biệt giữa các chủng có thể càng lớn và hai quần thể ban đầu có thể trở thành hai loài phụ (các cá thể vẫn có thể giao phối được với nhau và sinh ra đời con hữu thụ nhưng sự giao phối giữa các loài phụ như vậy rất ít khi xảy ra).

– Khi sự trao đổi vốn gen giữa các loài phụ hoàn toàn không xảy ra, điều này có nghĩa là giữa chúng đã có sự cách li sinh sản hoàn toàn thì hai loài phụ sẽ trở thành hai loài khác nhau.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular