fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn SửPhần 2 – Chương 1 – Bài 12: Phong trào dân tộc...

Phần 2 – Chương 1 – Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 1)

Câu 1. Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh nào ?

A. Thực dân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, trong khi cuộc chiến tranh thế giới đang bước vào giai đoạn quyết định.

B. Kinh tế ổn định nhưng chính trị bất ổn. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi cải thiện điều kiện sống của công nhân và nhân dân lao động Pháp lên cao.

C. Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử – “khủng hoảng thừa”.

D. Chiến tranh đã để lại hậu quả rất nặng nề, nền kinh tế Pháp đang gặp khó khăn ; Pháp trở thành con nợ lớn của Mĩ.

Câu 2. Pháp đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ?

A. Công nghiệp.       B. Nông nghiệp.

C. Giao thông vận tải.        D. Thương mại.

Câu 3. Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ớ Việt Nam trong thời kì 1919 – 1929?

A. Đồn điền trồng lúa.

B. Đồn điền trồng cao su.

C. Đồn điền trồng chè.

D. Đồn điền trồng cà phê.

Câu 4. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ?

A. Pháp chú trong đầu tư vào ngành khai thác mỏ.

B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp năng.

C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất – nhập khẩu.

D. Pháp không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sờ hạ tầng.

Câu 5. Điểm nổi bật nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là:

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, toàn diện.

B. Một nền kinh tế thuần nông.

C. Một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc.

D. Một nền kinh tế công – nông nghiệp khá phát triển.

Câu 6. Bổ sung từ còn thiếu trong câu nói nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc : “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc… của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại”.

A. Trị dân.       B. Khai hoá.

C. An dân.       D. Ngu dân.

Câu 7. Tuyến đường sắt nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ?

A. Hà Nội – Lạng Sơn.

B. Hà Nội – Vinh.

C. Vinh – Đông Hà.

D. Hải Phòng – Vân Nam.

Câu 8. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ II được bắt đầu trong thời kì cầm quyền của ai ở Đông Dương ?

A. Toàn quyền Pát-ki-ê.

B. Toàn quyền Pôn Đu-me.

C. Toàn quyền Méc-lanh.

D. Toàn quyền An-be Xa-rô.

Câu 9. Chính sách giáo dục của Pháp trong thời kì 1919 – 1929 ?

A. Tiếp tục duy trì nền giáo dục Nho học lạc hậu.

B. Mở rộng hai hệ thống trường Tây học và Nho học.

C. Không thay đổi gì so với cuộc khai thác lần thứ nhất.

D. Mở rộng hơn hệ thống trường Tây học.

Câu 10. Thuế trực thu là loại thuế nào ?

A. Thuế thân.       B. Thuế rượu.

C. Thuế muối.       D. Thuế thuốc phiện.

Câu 11. Ngôn ngữ nào được sử dụng trong các trường Pháp – Việt ?

A. Tiếng Việt.

B. Tiếng Pháp.

C. Tiếng Việt và tiếng Pháp.

D. Tuỳ sự lựa chọn của học sinh.

Câu 12. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển chậm chạp của giai cấp tư sản Việt Nam ?

A. Bị Pháp chèn ép.

B. Bị thương nhân Hoa kiều cạnh tranh triệt để.

C. Sự cản trở của quan hệ sản xuất phong kiến ở trong nước.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Điền tên nhà tư sản nổi tiếng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX còn thiếu trong câu sau : “Nhất Sĩ, nhĩ Phương, tam Xương, tứ…”

A. Bền (Trương Văn Bền).

B. Bưởi (Bạch Thái Bưởi).

C. Vĩnh (Lê Phát Vĩnh).

D. Sản (Trịnh Duy Sản).

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án d b b b c d c
Câu 8 9 10 11 12 13
Đáp án d d a b d b

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular