fbpx
Thursday, April 18, 2024
HomeHướng nghiệpCông nghệ thông tinNhững "góc khuất" đeo bám người làm nghề lập trình

Những “góc khuất” đeo bám người làm nghề lập trình

Trong bài viết trước, mình đã giới thiệu vài nét cơ bản về nghề lập trình website. Bài này chúng ta sẽ cùng cưỡi ngựa xem hoa, ngắm nhìn những vấn đề hóc búa trong nghề, hy vọng giúp ích cho các bạn mới tìm hiểu về nghề lập trình, cũng như đón nhận những góp ý thảo luận từ các bạn nhiều kinh nghiệm, nhằm chia sẻ bí quyết để tồn tại trong nghề, hạnh phúc với nghề và lên tới mức yêu nghề.

Tiền hay Đam Mê

Để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp đúng hướng, bạn cần xác định rõ ràng động lực chính của bản thân.

Ở đây chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Bạn làm nghề lập trình vì đam mê hay kiếm tiền?”.

Tiền nong luôn là việc hệ trọng, làm gì hay ở đâu cũng vậy, muốn sống được thì phải có tiền trước đã, công việc lập trình có nhiều cách để kiếm tiền. Còn sở thích đam mê? Cũng quan trọng không kém, nhất là trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT) với áp lực và thử thách cao độ.

Xin hãy thật sự nghiêm túc khi nhìn nhận vấn đề này, vì mỗi câu trả lời tuy của cá nhân, nhưng khi gộp lại theo cấp số nhân của hàng trăm người, của cả giới trẻ, hết thảy người lao động… Thì nó sẽ nói lên nhiều điều về vận mệnh của cả quốc gia.

TRONG CÁC DIỄN ĐÀN KHẢO SÁT, MÌNH THẤY ĐA PHẦN CÂU TRẢ LỜI LÀ TIỀN.
NHỮNG BẠN ĐỒNG NGHIỆP, BẠN CHUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA MÌNH CŨNG SẴN SÀNG NHẢY VIỆC KHI CÓ MỨC LƯƠNG CAO HƠN.
THỬ HÌNH DUNG KHI TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ MỤC ĐÍCH LAO ĐỘNG LÀ TIỀN THÌ LIỆU MÌNH CÓ THỂ VƯỢT QUA ĐƯỢC “LAO ĐỘNG NƯỚC NGƯỜI TA” LAO ĐỘNG VÌ ĐAM MÊ?

Có ý kiến thông minh hơn, cho rằng cả hai Đam Mê và Tiền là mục tiêu chính trong công việc ta cần hướng tới, vì cả hai thứ tưởng chừng đối lập ấy lại gắn bó mật thiết vô cùng. Nếu bạn làm công việc yêu thích nhưng quá ít tiền, không đủ sống hay có lương cao nhưng công việc lại quá chán ngắt, cũng khó theo đuổi tới cũng.

Đó cũng là tiêu chí khi xem xét đầu quân vào công ty:

– Công ty A lương cao (điểm 10), công việc hơi tẻ nhạt (điểm 4)
– Công ty B lương vừa (điểm 7), công việc thú vị (điểm 8)

Bạn thông minh trên sẽ chọn công ty B, bạn mê tiền sẽ chọn công ty A.

Ý kiến của tác giả: chìa khóa để chọn Tiền hay Đam mê là Thời điểm.
Thời điểm mới ra trường: đam mê ưu tiên hơn, chấp nhận lương ít trong 1 năm đầu.
Thời điểm đã có 2-5 năm kinh nghiệm: ưu tiên kiếm tiền, xứng đáng công sức mình bỏ ra.
Thời điểm lâu dài hơn: ưu tiên lại đam mê, bạn không thể làm việc lớn nếu chỉ nghĩ tới tiền, tham gia khởi nghiệp thứ phải hy sinh đầu tiên chính là tiền đâu.

Ý kiến của 1 thanh niên giấu tên cho hay: “Bitch, shut up! Tao đi làm không vì tiền cũng không vì đam mê, anh đi làm vì cơ hội thăng tiến thì sao?”.
Vậy sau khi thăng tiến lên làm Leader chẳng hạn, lúc đó anh đòi lương cao hay là sự thích thú trong công việc? Chắc chắn anh sẽ phải chọn tiếp 1 trong 2 nhu cầu Tiền và Đam Mê, không tránh khỏi cho dù mục tiêu ngắn hạn của anh có là Cơ hội đi chăng nữa.

Ý kiến của các bậc vĩ nhân:

Bill
Ta làm việc vì tiền, mọi thứ tuyệt vời nhất, phần mềm, hợp đồng kinh doanh… Đều vì mục đích tiền. Đam mê của ta là đam mê tiền, động lực vì tiền của ta gắn thêm động cơ đam mê nữa nên chạy với vận tốc ánh sáng.

Steve
Ta làm vì đam mê, ta chưa bao giờ thèm để tâm tới tiền bạc cả. Vì thế trong những hoàn cảnh vô cùng cơ cực, ta vẫn viết lên lịch sử nhờ sự đam mê. Tiền cũng được mà đam mê cũng được, miễn sao những động lực này đủ mạnh mẽ để tiếp sức cho bạn hằng ngày, vượt qua mọi khó khăn trong công việc. Còn hơn 1 anh thiếu động lực thì mới bị sếp nhắc nhở, đồng                             nghiệp lớn tiếng mà đã vội viết thư nghỉ việc.

Chuyện chất xám

Lại thêm một chủ đề đáng quan tâm trong nghề lập trình mà được các bạn tranh luận vô cùng sôi nổi. Khi Việt Nam đang dần trở thành cái xưởng gia công phần mềm của thế giới, tới mức đứng top 6. Người thì lạc quan vì chúng ta tăng tỉ lệ lao động kỹ thuật cao, kẻ thì chua xót vì chúng ta xứng đáng được hơn thế, trí tuệ Việt trước giờ luôn được thế giới khâm phục.

Qua bài viết Đầu quân công ty Outsourcing, Product hay Startup, bạn sẽ hiểu thêm về các dạng công ty phần mềm hiện nay. Tuy nhiên chọn như thế nào? Bạn có cho rằng làm việc cho công ty gia công (outsourcing) của nước ngoài là đang “bán rẻ rúng” sức lao động? Vậy nên bạn ráng học tiếng anh và xin ra nước ngoài làm luôn mới là bán sức lao động “đúng giá”? Hay là vào làm cho công ty nhà nước để cống hiến tuổi trẻ và nhiệt huyết miễn phí? Hay làm khởi nghiệp để được bán sức cho dân ta tình thương mến thương?

Với các bạn chuẩn bị ra trường không nên phân vân những điều này vội. Thật ra sức lao động hay chất xám gì đó, nó có giá trị khi được liên tục mài giũa và tôi luyện, thông qua công việc, kinh nghiệm, học hỏi. Ví dụ anh Tèo làm việc kinh nghiệm 10 năm thì lương cao hơn anh Tí mới ra trường, chứ có biết anh Tèo bán chất xám ở chợ đầu mối nào đâu. Vậy nên, hiện tại bạn chỉ cần tìm 1 môi trường thích hợp, có thật nhiều động lực, và làm việc thật chăm chỉ. Chuyện bán chất xám cho ai không quan trọng bằng bán mà không ai thèm mua.

Tuổi nghề lập trình

Làm lập trình viên dễ xin việc, lương cao thì ai cũng biết, nhưng chuyện tuổi nghề của lập trình viên ngắn thì không phải ai cũng nhận thấy. Lập trình là công việc đòi hỏi sự tập trung, óc nhanh nhạy, do đó tuổi đời càng trẻ trung năng động càng tốt, đây cũng là một đặc tính khá bạc bẽo của nghề mà bạn nên chấp nhận. Nếu như các ngành nghề khác như Bác sĩ, Giáo viên, Luật sư… Càng làm lâu năm bạn càng nhiều kinh nghiệm và càng được có vai vế trong nghề, nhưng với lập trình, kinh nghiệm sẽ mau chóng lạc hậu, chỉ có sự học hỏi nhanh, nắm bắt công nghệ mới là yếu tố quyết định.

Tuy nhiên, ngành CNTT rất rộng, bạn vẫn có thể chuyển từ công việc lập trình sang các công việc khác ưu tiên kinh nghiệm hơn như: phân tích thiết kế, xây dựng kiến trúc hệ thống, chuyên gia kỹ thuật, quản lý dự án…Nếu có năng lực, các bạn có thể làm CNTT cả đời.

Kết thúc

Trong đầy rẫy những bài viết miêu tả nghề lập trình trên mạng do cánh nhà văn, nhà thơ theo trường phái lãng mạng viết, mình nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ngồi cong đít viết lên bài này, góp nhặt những vấn đề chua cay trong ngành lập trình phần mềm, hy vọng có một cái nhìn thực tế hơn dành cho những ai thật sự quan tâm và muốn theo đuổi con đường lập trình, mong đón nhận được ý kiến độc giả dưới phần bình luận để góp phần giúp bài viết được đầy đủ hơn.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular