fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeHọc đườngNhững giờ học chưa từng có của thầy trò trường Đại học...

Những giờ học chưa từng có của thầy trò trường Đại học Greenwich (Việt Nam) thời Covid-19

Buổi chiều, vẫn bước lên giảng đường như mọi ngày, thầy Tùng rảo bước tới, bật webcam và mic rồi… “điểm danh bất ngờ”.

Thầy giáo Đặng Sơn Tùng, Giảng viên Bộ môn Business Trường ĐH Greenwich (Việt Nam) cơ sở Hà Nội có 2 tiết dạy môn Chiến Lược Kinh Doanh.

“Cả lớp mình có mặt đầy đủ chưa nhỉ? Thầy chào Sỹ Thuận, Phú Hoàng, Anh Dũng”, “À, đã có thêm Việt Anh, Quang Hùng”… Những lời chào vui vẻ như một sự điểm danh sinh viên trước khi bắt đầu tiết học của thầy giáo trẻ.

Thầy giáo Đặng Sơn Tùng, Giảng viên Bộ môn Business Trường ĐH Greenwich (Việt Nam)

Đây là ngày thứ 3 thầy Tùng thực hiện tiết dạy trực tuyến thông qua sự hỗ trợ của công cụ Google Meet.

Trường ĐH Greenwich (Việt Nam) ra thông báo tiếp tục tổ chức dạy và học theo kế hoạch, nhưng tận dụng tối đa hình thức học online từ xa. Sinh viên được khuyến cáo không rời khỏi Hà Nội để tập trung nhiệm vụ học tập và chống dịch.

“Nếu như dạy trên lớp, mình phải đứng lên bục giảng bài. Khi có điều gì thắc mắc, sinh viên sẽ được mời đứng lên phát biểu. Nhưng với tiết học online này, sinh viên sẽ trực tiếp nhập câu hỏi vào hệ thống để mình trả lời. Đôi khi cùng lúc, giáo viên có thể nhận được rất nhiều câu hỏi”, thầy Tùng kể.

Những sinh viên năm 4 bước sang ngày thứ 3 học trực tuyến đã không còn nhiều bỡ ngỡ. Gần 20 sinh viên không ngần ngại nhắn hỏi thầy giáo những điều còn thắc mắc mà đôi khi, ngồi trên giảng đường các em không dám phát biểu. 

“Còn ai hỏi gì nữa không nhỉ? Các bạn dành 2 phút suy nghĩ thử xem. Bạn nào buồn ngủ có thể đứng lên lấy nước uống nhé!”, thầy Phương thi thoảng dừng lại tếu táo hỏi. Tiết học 45 phút vì thế trôi qua nhanh chóng.

Kết thúc bài dạy, vẫn câu hỏi cũ, thầy Tùng hỏi sinh viên còn điều gì thắc mắc không, các em cảm thấy tiết học hôm nay thế nào?

“Học online mãi thế này cũng được thầy ạ! Học ở nhà em có thể chạy ra uống nước khi khát, còn bài học vẫn thu hút không khác gì trên lớp”, H.A – sinh viên năm 4 ngành Quản trị Kinh doanh nói với thầy.

“Em lại thích học trực tiếp hơn. Học ở nhà có nhiều yếu tố ngoại cảnh khiến em khó tập trung hơn. Vả lại, đến trường em còn được gặp các bạn”, sinh viên G.K đáp lại.

Tuy rằng không có sự tương tác ngay tức thời như cách dạy truyền thống, nhưng theo thầy Tùng, dạy online cũng có nhiều điều tích cực, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại.

“Dịch bệnh ở một khía cạnh nào đó có sự tác động đến việc giảng dạy. Nó khiến thầy cô phải “sống” theo đúng thời đại của mình”, thầy Tùng nói.

“Tất nhiên, việc học online cũng có những mặt hạn chế nhất định”. Thầy Tùng lấy ví dụ rằng mình không thể theo dõi mặt của tất cả các em, vì hệ thống không cho phép, mà khi cần thiết thì chỉ yêu cầu một số em bật webcam. Hay thầy cô cũng không thể bật âm thanh của hàng chục, thậm chí hàng trăm sinh viên một lúc, vì như thế sẽ khiến “âm thanh lẫn lộn gây ảnh hưởng tới hiệu quả giờ dạy”.

Để giải quyết tình hình này, nhiều thầy cô lựa chọn giải pháp “điểm danh bất ngờ”.

“Dạy học trò một vài buổi, mình đã tìm ra khá nhiều cách để “điểm danh” sinh viên. Ví dụ, cứ khoảng 10-15 phút mình lại gọi ngẫu nhiên một vài bạn”, cô giáo Hồng Chi, Giảng viên tiếng Anh – Đại học Greenwich (Việt Nam) chia sẻ.

Trong tiết dạy, thi thoảng, cô Chi lại ấn vào cửa sổ hiển thị của từng sinh viên để hỏi một vài câu hỏi bất kỳ. Bằng cách này, cô giáo có thể phát hiện ra sinh viên có thực sự chú tâm vào bài giảng hay không.

“Nhưng học online, quan trọng nhất vẫn là sự chủ động từ phía sinh viên. Nếu sinh viên không có sự tự giác và chủ động theo dõi bài, các em có thể bật màn hình lên sau đó… đi ngủ”.

“Giáo dục đại học là giúp người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, cho nên bên cạnh sự trợ giúp của người dạy thì vai trò của người học là rất lớn”, cô Hồng Chi nói.

Ngoài ra, cô Hồng Chi cho rằng, với việc dạy học online, giảng viên cũng phải làm việc nhiều hơn so với việc dạy học truyền thống.

“Học trên giảng đường, khi thấy mệt giảng viên có thể có “khoảng nghỉ” bằng cách cho sinh viên thảo luận một vài câu hỏi hoặc làm bài tập. Còn với dạy online, giảng viên cần nói liên tục để duy trì bài giảng”.

Kể từ khi bắt đầu dạy online, lịch tới trường của cô giáo Trần Hiền – giảng viên Thiết kế đồ họa cũng không có gì khác biệt. Có con nhỏ đang được nghỉ học để phòng dịch, cô Huyền chọn đến trường làm việc giúp yên tĩnh. Tất nhiên, điều này là không bắt buộc trong quy định.

Bắt đầu từ 8 giờ sáng, cô Hiền bước vào tiết dạy của mình như thường lệ.

“Dù học online hay offline thì lịch dạy vẫn diễn ra như thời khoá biểu. Thay vì 3 tiết đầu đứng trên giảng đường, mình lại dạy online thông qua phần mềm sẵn có”.

Là một giảng viên tích cực trong việc giảng dạy online, cô Hiền nhận thấy rõ những ưu điểm khi triển khai hình thức này.

“Sĩ số lớp học của mình lúc nào cũng đông đủ hơn so với việc học tại giảng đường. Học online rất tiện nên các em có thể đăng nhập vào hệ thống bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, sinh viên có thể ghi lại toàn bộ bài giảng để xem lại nhiều lần”.

Cô Hiền cũng cho rằng, hình thức học online này đòi hỏi rất nhiều vào sự chủ động từ phía sinh viên.

“Có những lớp mình dạy sinh viên rất sôi nổi. Các em chủ động đặt câu hỏi và đưa ra rất nhiều thắc mắc. Nhiều khi mình phải đưa ra luật rằng sinh viên gõ câu hỏi trước, sau đó giảng viên sẽ bật micro của từng bạn để phát biểu.

Tất nhiên, nếu sinh viên chủ động thì cách học này rất hiệu quả vì có sự tương tác liên tục. Ngược lại, nếu không có sự chủ động, tiết học sẽ kém tương tác và giáo viên gần như độc thoại”.

Đối với nhiều thầy cô, dịch bệnh giống như một “phép thử”. Nhiều giảng viên đã lớn tuổi hào hứng coi đây là một “hành trình đi ngược”, quay lại việc học xây dựng bài giảng online từ chính những đồng nghiệp trẻ.

Tự coi mình là “học trò”, các thầy cô đều cố gắng tự nghiền ngẫm video và các bài hướng dẫn để tự hoàn thiện bài giảng của mình.

“Nhận tin dạy online, thầy cô ai cũng hào hứng. Dù thế nào, những tiết học vẫn sẽ được diễn ra”.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular