fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeHọc đườngNhững điều trong ngành CNTT trường Đại Học không dạy bạn -...

Những điều trong ngành CNTT trường Đại Học không dạy bạn – Phần 2

Đây là phần hai trong series bài viết 3 phần “Những điều trường đại học không dạy bạn”:

  1. Kĩ thuật lập trình
  2. Cách nâng cao giá trị bản thân
  3. Thành công và thăng tiến trong môi trường làm việc

Cảm ơn sự quan tâm các bạn đã dành cho phần 1 của bài viết này. Nối tiếp phần 1, ở phần này mình sẽ nói chi tiết cách nâng cao giá trị bản thân – một thứ quan trọng không kém khả năng kĩ thuật.

Hơn 90% các bạn sinh viên IT mới ra trường đều muốn có 1 công việc ổn định, lương cao, thoải mái (1 số bạn muốn làm-một-cái-gì-to-tát hoặc khởi nghiệp, mở công ty riêng mình không bàn tới, mình không có kinh nghiệm trong mặt này nên ko phán lung tung). Bạn cần biết một điều: Một công ty chỉ trả lương cao cho bạn khi họ thấy giá trị của bạn cao, xứng đáng với mức lương họ bỏ ra. Nếu bạn muốn thoải mái lựa chọn công việc, mức lương đầy đủ,  bạn phải tự tìm cách để nâng giá bản thân lên trong mắt họ. Dưới đây là những cách nâng cao giá trị bản thân mà trường học đã không dạy bạn:

Tìm hiểu thị trường

Mấy bạn IT chắc không học về “Tài chính vi mô”, nhưng chắc ai cũng biết khái niệm cơ bản về quy luật cung-cầu. Hãy xem sức lao động của bạn như 1 loại hàng hóa. Khi cầu thừa, cung thiếu thì giá hàng hóa tăng. Khi cầu thiếu, cung thừa thì giá hàng hóa giảm. Nói đơn giản: Lương cho developer Ruby on Rails ở VN khá cao, vì cầu khá cao nhưng cung chưa đạt tới. Lương PHP có thể hơi thấp vì số lượng developer PHP quá nhiều.

Mình đã từng nhắc sơ về chuyện này ở series: Học ngôn ngữ lập trình nào bây giờ?. Các bạn sinh viên, nếu vẫn chưa xác định được hướng đi cho mình, hãy chịu khó tìm kiếm thông tin ở các trang ITViec, Linkedin, xem mức lương của các ngôn ngữ là bao nhiêu, ngôn ngữ lập trình nào đang cần nhiều … sau đó tự trang bị mình kiến thức về ngôn ngữ, framework đó. Tìm hiểu rõ về thị trường cũng sẽ giúp bạn đỡ hố khi thỏa thuận lương lúc xin việc (Ngày xưa mình bị hố, vào FSOFT trả lương gross có hơn 7 củ T_T).

Mở rộng quan hệ

Quan hệ là thứ không thể thiếu trong bất kì ngành nghề nào. Mình biết được công việc hiện tại là nhờ thằng bạn thân. Càng leo lên cao, bạn sẽ càng thấy tầm quan trọng của quan hệ. Quen bạn bè ở nhiều công ty sẽ giúp bạn dễ đánh giá mức lương, dễ nhảy việc, và nhất là dễ kiếm tiền. Các công ty IT hiện nay đều có chính sách reference, chỉ cần giới thiệu được 1 người bạn vào công ty, các bạn có thể dễ dàng bỏ túi 4-10 triệu.

Làm sao để mở rộng quan hệ? Quan hệ có sẵn là bạn be thân quen khi còn học đại học. Tới lúc đi làm, bạn sẽ quen biết nhiều người hơn. Một số mạng xã hội như facebook, linkedin cũng khá hữu ích. Viết blog như mình cũng là một cách để mở rộng quan hệ đấy.

Đầu tư vào bản thân

Như đã nói ở phần “tìm hiểu thị trường”, sau khi đã biết được những kĩ năng mà các nhà tuyển dụng yêu cầu, những ngôn ngữ hot hiện tại, các bạn cần bỏ thời gian để trang bị cho mình những kĩ năng đó. Hầu như các công ty nước ngoài đều có mức lương nhỉnh hơn công ty Việt Nam đôi chút, các bạn nên ráng đầu tư tiếng Anh. Chúng ta cũng làm outsource khá nhiều cho các công ty phần mềm Nhật, bạn cũng có thể đầu tư cho tiếng Nhật thay vì tiếng Anh. Cố gắng kiếm cái bằng TOEIC, IELTS hoặc N3, N2, phụ cấp và lương đi kèm mấy bằng này cũng kha khá. .

Xác định hướng đi

Nếu cảm thấy không có hứng thú hoặc không muốn gắn bó lâu dài với việc code, các bạn cũng có thể phát triển theo hướng BA (Business Analyst) hoặc QA. Con đường phát triển cho 1 developer cũng khá rộng mở. Nếu muốn tập trung vào code và technical, các bạn có thể đi theo hướng kĩ thuật: Senior Developer => Technical Lead => Software Architecture…. Nếu muốn làm việc với con người, muốn quản lý, các bạn có thể đi theo hướng quản lý: Senior Developer => Team Lead => Project Manager => Programming Manager … Mỗi hướng đi đòi hỏi những kĩ năng riêng, mình sẽ giải thích rõ ở một bài viết khác.

Phương pháp tự học, tự tìm câu trả lời

Không như các ngành khác, kiến thức trong ngành IT rất nhanh hết hạn. Với ngành xây dựng, xây cầu cách đây 50 năm cũng chẳng khác gì xây cầu bây giờ. Với ngành bác sĩ, bệnh cảm cách đây 50 năm triệu chứng cũng giống bệnh cảm bây giờ. Với ngành IT, công nghệ, ngôn ngữ hoặc framework nổi tiếng cách năm 10-15 năm giờ chẳng ai xài nữa cả (Lác đác còn mấy bác Nhật xài COBOL và VB).

Đó là lý do developer chúng ta phải học rất nhiều, học đủ thứ, học không ngừng nghỉ, để không lạc hậu với giới trẻ. Mình từng gặp 2 trường hợp 2 bác senior fail phỏng vấn vào cty mình, dù họ có 5-6 năm kinh nghiệm làm việc. Lý do là họ chỉ rành WinForm, WPF và WebForm, … những công nghệ đang ngắt ngư, và có vẻ họ cũng không muốn học thêm công nghệ mới để tự làm mới mình. Trong truyện Kim Dung, Hồng Thất Công – bang chủ Cái Bang từng nói rằng : Trong võ học, không tiến tức là lùi. Mình nghi ngờ ông từng tốt nghiệp khoa CNTT của trường nào đó, vì câu nói này cũng khá đúng với ngành IT.

Báo chí vẫn phát ngôn nhan nhản rằng: Sinh viên Việt Nam thiếu khả năng tự học. Mình không muốn biện minh gì thêm, vì mình vẫn thấy nhiều bạn nhờ giải bài tập hộ, làm đồ án hộ trên các group facebook. Thiết nghĩ các trường nên hướng dẫn các sinh viên các tự học, cách nghiên cứu, cũng như rèn tính tự lập tự giác cho sinh viên. Mình cũng sẽ dành 1 bài viết riêng để hướng dẫn các bạn cách tiếp cận – tự học 1 ngôn ngữ hay công nghệ mới, bản thân mình từng áp dụng và thấy khá có ích.

Bài viết đã khá dài, xin kết thúc tại đây cho các bạn dễ đọc. Ở phần cuối, mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về cách phát triển sự nghiệp, đạt được thành công trong công việc (1 phần là tự rút ra, một phần là đọc sách và học được trên pluralsight) mong các bạn đón xem.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular