fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeHọc đườngMuốn tiết kiệm, sinh viên hãy học cách chi tiêu thông minh

Muốn tiết kiệm, sinh viên hãy học cách chi tiêu thông minh

Hầu hết sinh viên đại học đều có một khoản chi tiêu cố định hàng tháng, nếu không học cách chi tiêu hợp lý bạn sẽ dễ dàng rơi vào những ngày làm bạn với “mì gói”, thậm chí là mang trên mình những khoản nợ.

Để tránh được tình trạng đó, hãy học cách chi tiêu thông minh!

1. Mua hoặc thuê sách giáo khoa cũ và có thể bán lại cuốn sách vào cuối học kỳ.

2. Đừng mua sắm “bốc đồng”. Trước khi mua hãy đưa ra các lý do để trả lời câu hỏi vì sao bạn cần mua nó?

3. Không bao giờ đi siêu thị mua sắm khi bạn đói, lúc đấy bạn sẽ muốn mua tất tần tật mọi thứ!

4. Hạn chế số lần ăn ở ngoài hàng tháng.

5. Nói không với những thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu, vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa tốn kém.

6. Luôn luôn trả hóa đơn, đóng học phí đúng hạn để tránh mất chi phí cho việc nộp sai hạn.

7. Nếu bạn có thẻ tín dụng, hãy trả số tiền đã dùng nhanh nhất có thể.

8. Đi bộ, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe đạp thay vì đi xe máy.

9. Sống chung với người khác để bạn có thể chia tiền thuê nhà.

10. Cắt bỏ các gói cáp đắt tiền mà bạn không cần.

11. Tận dụng thẻ sinh viên hoặc những cửa hàng thường xuyên có chính sách giảm giá cho sinh viên, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá.

12. Tham gia vào các CLB ở trường, hoặc các phòng tập thể dục ở trường thay vì tìm kiếm một dịch vụ ở ngoài.

13. Với những đồ dùng không còn sử dụng nữa, bạn có thể thanh lý ở các hội nhóm trên facebook. Đó có thể là quần áo, đồ đạc, sách vở…

14. Không mua sách mà bạn chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn – hãy tìm kiếm chúng trong thư viện.

15. Đừng bao giờ cúp học khi không có lý do chính đáng. Vì sao ư? Bạn phải trả tiền cho việc học, bỏ qua nó bạn như ném tiền ra ngoài cửa sổ!

20. Bỏ qua những chuyến du lịch hè đắt tiền – hãy xem xét các lựa chọn thay thế, như làm tình nguyện viên chẳng hạn, bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời thời sinh viên đó.

21. Sử dụng các tài nguyên miễn phí trên Internet: tài liệu, nhạc, phim ảnh…

22. Bạn không nhất thiết phải mua đồ có thương hiệu. Với giá tiền rẻ hơn, bạn hoàn toàn có thể tìm được những vật dụng mà mình ưng ý!

23. Để tiết kiệm chi phí trong mỗi chuyến đi chơi/thực tế, bạn hãy chuẩn bị trước những đồ dùng thiết yếu.

24. Tập cho mình thói quen ghi lại những khoản chi tiêu hàng ngày dù lớn hay nhỏ. Từ đó bạn sẽ biết mình lãng phí vào những khoản nào!

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular