fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeGiải bài tập lớp 10Giải bài tập Địa Lí 10Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công...

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

I. Công nghiệp năng lượng

– Vai trò: Là ngành quan trọng, cơ bản của một quốc gia; là cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

– Cơ cấu: Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

– Phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới

   + Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 32.1. Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kí 2000 – 2003

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 32.2. Khai thác dầu khí trên biển ở Việt Nam

   + Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới: Na uy, Ca na đa, Thụy Điển, Phần Lan, Cô oét, Hoa Kì,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 32.3. Phân bố sản lượng điện năng thế giới, thời kì 2000 – 2003

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 32.4. Mạng lưới điện Quốc Gia và trạm điện ở Việt Nam

II. Công nghiệp luyện kim (thuộc chương trình giảm tải)

III. Công nghiệp cơ khí (thuộc chương trình giảm tải)

IV. Công nghiệp điện tử – tin học

1. Vai trò

– Là một ngành công nghiệp trẻ.

– Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

– Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp) - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 32.5. Sản xuất linh kiện điện tử – tin học

2. Cơ cấu

– Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm).

– Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,…).

– Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,…).

– Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại,…).

3. Đặc điểm sản xuất và phân bố

– Đặc điểm sản xuất:

   + Ít gây ô nhiễm môi trường.

   + Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng.

   + Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

– Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

V. Công nghiệp hóa chất (thuộc chương trình giảm tải)

VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

1. Vai trò

– Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống.

– Nâng cao trình độ văn minh.

2. Cơ cấu, đặc điểm sản xuất và phân bố

– Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,…

– Đặc điểm sản xuất:

   + Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

   + Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản,…

   + Cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

   + Có khả năng xuất khẩu.

– Phân bố: Chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp) - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 32.6. Công nghiệp may mặc và sản xuất giày da

3. Ngành công nghiệp dệt may

– Vai trò:

   + Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc.

   + Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

– Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ,…

VII. Công nghiệp thực phẩm

1. Vai trò

– Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

– Tiêu thụ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,…

– Làm tăng giá trị của sản phẩm.

– Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

2. Cơ cấu, đặc điểm và phân bố

– Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…

– Đặc điểm: Sản phẩm đa dạng, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh,…

– Phân bố: Ở tất cả các nước trên thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp) - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 32.7. Công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular