fbpx
Thursday, April 25, 2024
HomeGiải bài tập lớp 10Giải bài tập Địa Lí 10Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các...

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

– Khái niệm: Là sự sắp xêp dân số một cách tự phát hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

– Tiêu chí: Số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (km2).

2. Đặc điểm

a. Phân bố dân cư không đều theo không gian

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

– Dân số năm 2005 là 6,47 tỉ người, năm 2018 khoảng 7,7 tỉ người.

– Mật độ dân số năm 2005 là 48 người/km2, năm 2018 khoảng 57 người/km2.

b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian

– Dân cư phân bố châu Á nhiều nhất và ngày càng tăng.

– Dân cư phân bố ở châu Đại Dương ít nhất nhưng có xu hướng tăng.

– Châu Âu và châu Phi dân cư có xu hướng giảm theo thời gian.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

II. Các loại hình quần cư (thuộc chương trình giảm tải)

III. Đô thị hóa

1. Khái niệm

– Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị.

– Sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn.

– Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm

a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng lên

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

– Dân cư nông thôn có lối sống thành thị về nhiều mặt

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường

a. Ảnh hưởng tích cực

– Kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Xã hội: Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, các quá trình sinh, tử, hôn nhân,…

– Môi trường: Hình thành môi trường mới.

b. Ảnh hưởng tiêu cực

– Kinh tế: Thiếu việc làm, nông thôn mất nguồn lao động lớn,…

– Xã hội: Nghèo đói, sinh hoạt thiếu thốn.

– Môi trường: Ô nhiễm môi trường,…

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular