fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn LýLàm bài thi Vật lý thế nào để đạt điểm cao?

Làm bài thi Vật lý thế nào để đạt điểm cao?

Nếu giống đề tham khảo, đề Vật lý thi THPT sẽ phân bố câu hỏi từ dễ đến khó, trong đó phần dao động, sóng cơ, xoay chiều dễ kiếm điểm.

Thầy Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh, giảng viên Vật lý Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ phương pháp giúp thí sinh đạt điểm cao nhất môn Vật lý trong kỳ thi THPT quốc gia ngày 25-27/6.

Đề tham khảo môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bố điểm theo cấu trúc 3 + 3 + 2 + 2 = 10 (dễ, trung bình, hơi khó, khó). Đề thi thật sẽ tương tự đề thi tham khảo, sắp xếp từ dễ đến khó nên thí sinh cứ làm tuần tự từ câu đầu đến câu cuối.

Độ khó, dễ phân theo từng nội dung như sau:

Độ khó, dễ phân theo từng nội dung như sau:

Nội dungDễ, rất dễTrung bìnhHơi khóKhóTổngLý thuyết + Bài tập
Dao động221272+5
Sóng cơ211152+3
Xoay chiều220372+5
Dao động điện111031+2
Sóng ánh sáng111141+3
Lượng tử ánh sáng221052+3
Hạt nhân211152+3
Lớp 11022040+4
Tổng1212884012+28
Điểm332210

12 câu đầu tiên (3 điểm) thuộc loại dễ, thường là nhận dạng một khái niệm, ghi nhớ một công thức hay phân biệt tính chất vật lý của hiện tượng. Vì dễ nên có thể thí sinh lướt nhanh dẫn tới nhầm lẫn. Để tránh mất điểm, các em nên đọc đề chậm rãi và chắc chắn, chỉ mất 4-5 phút là giành trọn 3 điểm phần này.

12 câu tiếp theo (3 điểm) thuộc loại trung bình. Các bài tập chỉ sử dụng một phương trình vật lý cơ bản. Tính toán đơn giản và có thể nhẩm được. Nếu sai ở phần này là do bạn tính ẩu và nhầm lẫn về đổi đơn vị của các đại lượng. Chỉ cần 7-8 phút bạn có thêm 3 điểm. Hãy nhớ rằng câu hỏi càng dễ thì càng nên thận trọng để tránh mất điểm một cách “lãng xẹt”.

8 câu tiếp theo (2 điểm) thì hơi khó. Các câu hỏi hoàn toàn là bài tập, không có lý thuyết. Thí sinh cần lập hệ phương trình để giải, tức là phải dùng ít nhất 2 phương trình vật lý trở lên. Bài toán đã có tính chất tổng hợp hơn nhưng hiện tượng vật lý vẫn tường minh.

Các em cứ bình tĩnh dành thời gian cho phần này. Câu nào chưa nghĩ ra có thể tạm gác lại. Câu nào làm được thì hãy chắc chắn trong các phép toán để ra đáp số đúng. Có thể dành 15-20 phút cho phần này. Nếu bạn đã ôn luyện kỹ thì khả năng dành được trọn vẹn 2 điểm phần này là cao.

8 câu cuối cùng (2 điểm) là những câu khó, trong đó khoảng 4 câu là thách thức thực sự. Các hiện tượng vật lý không tường minh, bạn phải suy nghĩ để tìm xem đề bài đang đề cập hiện tượng nào. Tính toán phức tạp hơn đòi hỏi thí sinh kiên nhẫn.

Nếu gặp may vì từng làm những câu tương tự thì bạn cần tính toán cẩn thận tránh nhầm lẫn đáng tiếc. Những câu không thể tìm ra đáp án, thí sinh nên chọn ngẫu nhiên một phương án ít xuất hiện nhất ở 30 câu đầu.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

16 COMMENTS

Comments are closed.

Most Popular