fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeHọc đườngKhi điểm liệt vô nghĩa...

Khi điểm liệt vô nghĩa…

Trong số phổ điểm các môn được Bộ công bố, có thể nói phổ điểm môn Ðịa lý là đẹp nhất. Các môn còn lại như Toán, Hóa, Lý, Sinh, đều đẹp hơn năm trước. Riêng phổ điểm 3 môn: Lịch sử, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân không được bình thường.

Nhưng tổng thể, có thể thấy, phổ điểm năm nay thể hiện sự phân hóa cao, điều này đồng nghĩa với việc xác định điểm trúng tuyển vào các trường ÐH được dễ dàng hơn.

Nhưng để những đợt thi sau, đề thi tốt hơn, Bộ GD&ÐT phải giải quyết được hai nội dung sau. Thứ nhất, kỳ thi này không phải là kỳ thi 2 trong 1 như báo chí vẫn nói. Mà  mục tiêu chính là phục vụ xét tốt nghiệp. Còn thường theo kinh nghiệm, việc lấy kết quả này để tuyển sinh lẽ ra chỉ áp dụng đối với những trường top thấp, còn những trường top trên phải có thêm một kỳ thi đánh giá nữa do trường tổ chức. Do đó, đề thi phải được thiết kế theo chuẩn đầu ra của mỗi môn thi.

Từ trước tới nay, Bộ GD&ÐT chưa có đánh giá về đề thi có phù hợp hay không phù hợp với chuẩn đầu ra của các môn thi. Nếu đề thi được xây dựng theo chuẩn này thì đỉnh của phổ điểm phải từ 5 điểm trở lên, còn nếu đỉnh rơi vào dưới 5 điểm thì chưa đạt. Bám vào chuẩn đầu ra, đề thi phải thiết kế chắc chắn có ít nhất 50% câu hỏi rơi vào chuẩn đầu ra, đạt được mức tối thiểu (tức là thí sinh phải đạt từ 5 điểm trở lên). 50% câu hỏi còn lại có thể cao hơn chuẩn đầu ra. Do đó, điểm liệt là một khái niệm vô nghĩa đối với đề thi được thiết kế theo chuẩn đầu ra. Còn hiện nay, đề thi chưa làm được việc đó, nên phân bố chuẩn đang thể hiện cho những người đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Do đó, Bộ GD&ÐT phải có đánh giá về vấn đề này, đồng thời, phải công bố công khai.

Thứ hai, là độ phân hóa khi dựa vào chuẩn đầu ra sẽ chính xác hơn rất nhiều so với hiện nay.

Cũng vì chưa bám sát được chuẩn đầu ra nên kết quả thi của kỳ thi 2 trong một như hiện nay chưa nói lên được điều gì. Nếu có chuẩn đầu ra, ta sẽ thấy số người đạt được tốt nghiệp ở một số nơi, một số vùng rất cao nhưng lại có những khu vực lại thấp hơn. Chuẩn đầu ra xuất phát từ mục tiêu đào tạo nhưng hiện chúng ta chưa đánh giá được mà mới chỉ căn cứ vào trình độ của học sinh. Còn học sinh có đạt được yêu cầu đặt ra khi thiết kế chương trình hay không thì vẫn là một câu hỏi.

Có một lưu ý, với những môn thi như Lý, Sinh, Toán năm nay, cả nước chỉ có 2 thí sinh đạt điểm 10 cho mỗi môn thì cần phải xem xét lại. Phải chăng, những câu hỏi khó của đề thi chưa được thử nghiệm trên học sinh? Vì nếu được thử nghiệm, chắc chắn sẽ  số thí sinh đạt điểm 10 sẽ nhiều hơn.  Người ra đề vẫn còn tư duy “vỗ trán” khi ra đề. Tuy nhiên, việc điểm 9, điểm 10 ít hay nhiều không tác động đến độ phân hóa của đề thi.

Theo Tienphong

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular