fbpx
Saturday, April 20, 2024
HomeHướng nghiệpCông nghệ thông tinHọc IT có cần giỏi tiếng Anh?

Học IT có cần giỏi tiếng Anh?

Thật sự không có khái niệm nào về giỏi tiếng Anh, điều đó tùy vào môi trường làm việc và công việc bạn đang làm. Nếu bạn là lập trình viên thì TA không thể ngang định nghĩa giỏi với một biên tập viên truyền hình hay tour guide được. Và thêm nữa là tùy vào đối tượng bạn giao tiếp để đánh giá được bạn có giỏi TA hay không.

Hiện nay phong trào du học của Việt Nam và toàn thế giới nói chung khá là phát triển, và người VN có xu hướng giàu lên khiến việc học TA của họ trở nên dễ dàng. Nhưng khó khăn ở chỗ tôi và bạn không đủ giàu để chi trả cho du học, và cũng không đủ giàu để trả tiền cho những trung tâm anh ngữ có mức học phí đắt đỏ. Vậy làm thế nào để cải thiện được kỹ năng này mà không phải tốn quá nhiều chi phí, đơn giản là bạn phải đánh đổi thôi. Đánh đổi thời gian và ý chí bù vô số tiền người khác bỏ ra, vì họ bỏ ra để thầy cô chỉ trực tiếp, nói trực tiếp còn mình phải bỏ thời gian ra để tự rèn luyện tất cả, không còn cách nào khác.

Tại sao lại phải học Tiếng Anh?

  • Sách, tài liệu lập trình chất lượng đều bằng TA

Thật vậy, dù muốn hay không thì bạn vẫn phải đọc những tài liệu bằng TA. Các ngôn ngữ lập trình, platform, framwork, …. đều có tài liệu bằng TA. Mình biết TA là môn khó nuốt và cũng dễ khiến người ta sợ hãi nhưng may thay là TA ngành CNTT không quá phức tạp đến mức vậy, nó hoàn toàn dùng từ ngữ bình dân và dễ dàng hiểu được nếu có kỹ năng khá (không cần quá giỏi). Đôi khi cũng có vài cuốn sách được dịch sang Tiếng Việt (TV) nhưng số lượng rất ít và thú thật dịch ra đọc thấy như hạch.

Cần quá nhiều thời gian để dịch một cuốn sách từ TA (ver.1) sang TV, khi cuốn sách TV đến được tay bạn thì có thể công nghệ đó gần như đã cũ (lên đến ver.2 hay ver.3 rồi). Không phải tất cả các thông tin trong sách đó đều vứt sọt rác nhưng phải công nhận một điều là không có gì phát triển và đào thải nhanh bằng kiến thức công nghệ. Vả lại ít có ai rảnh mà đi dịch miễn phí cho bạn, bản thân mình rõ ràng không đủ khả năng nhưng nếu đủ chắc cũng không có thời gian dịch được.

  • Công cụ hỗ trợ đều bằng TA

Bắt đầu ngán rồi! Mọi tool và công cụ giải đáp trực tuyến đều dùng ngôn ngữ TA. Rõ ràng ta không thể lập trình và giao tiếp gói gọn trong cộng đồng VN được, trong khi ngoài kia cộng đồng thế giới hơn 7 tỉ dân với những lập trình viên chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm. Họ sẵn sàng hỗ trợ nếu bạn nói được TA, hay tệ lắm là viết được câu hỏi bằng TA trên stackoverflow.

  • TA là công cụ để làm việc trong các công ty đa quốc gia

Kể từ khi thế giới trở nên phẳng, việc làm được các nước chuyển ra nước ngoài thì VN cũng có rất nhiều công ty, khách hàng từ khắp nơi trên thế giới đầu tư vào. Và TA là ngôn ngữ cầu nối để bạn làm ăn được với họ, TA được nói hầu như 100% ở các công ty lớn có lãnh đạo là ngoại quốc. Và để apply vào đó, để có được lương cao, môi trường tốt với những developer giỏi làm đồng nghiệp bạn không thể thiếu TA.

Sự thật là nếu bạn có CV với dòng chữ TOIEC: 990, IELTS: 9.0 thì không một công ty nào có thể từ chối được bạn, ngoại trừ mấy ngành cần chuyên môn cao.

  • TA là công cụ hỗ trợ làm việc on-site ở nước ngoài

Một ngày nọ, công ty có đối tác nước ngoài và người ta cần chúng ta qua đó làm việc trong thời gian 3 tháng. Kỹ năng coding bạn rất tốt, team-leader sẵn sàng đề cử bạn nhưng oan trái thay kỹ năng nói TA như hạch – thế là mất một cơ hội đi nước ngoài. Mình không bàn tới khách hàng là Nhật nha bởi qua Nhật chủ yếu nói tiếng Nhật, còn TA của tụi nó thì ‘holy shit’, khó nghe vc.

Hay chẳng hạn bạn không thích làm 8h/ngày, đôi khi OT ở các công ty. Freelancer là một lựa chọn sáng suốt, nhưng …. lại thế nữa rồi. Người thuê bạn là một thằng Tây cách 12 múi giờ chẳng hạn, và hắn không thể hiểu TV được đâu. Mô tả công việc bằng TA, chat bằng TA, báo cáo tiến độ bằng TA, …. hành chết cmn luôn.

  • Nếu bạn muốn làm founder của một start-up

Nếu bạn có một ý tưởng và muốn phát triển nó lên thành start-up cho riêng mình, TA lại càng cần thiết. Không một nhà đầu tư mạo hiểm nào muốn rót tiền vào một kẻ phát âm không chuẩn hoặc không thể trình bày được ý tưởng của mình.

“Tôi có thể thuê người giỏi TA!” – ôi không, chỉ có bạn mới có thể hiểu hết được chính đứa con đẻ của mình. Không ai khác ngoài chính bạn.

Còn nhiều lắm mà ngại kể …

Cách nào để học TA hiệu quả

Không có cách nào hiệu quả, chấm hết.

Lên google gõ ‘phương pháp học tiếng Anh’, ngay lập tức trả về hơn 5 triệu kết quả và trong đó có những kết quả trùng nhau. Thật sự không có phương pháp nào hiệu quả, cái đó tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Có bạn thì nghe mới học được, có bạn thì đọc mới học được, có bạn lại xem Disney channel mới học được……

Nhưng có những nguyên tắc mà theo mình nên tuân theo để khiến việc học trở nên dễ dàng, đơn giản vì nó được nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều rồi.

#1 – Thay vì học từng từ thì hãy học cụm từ và dùng nó biến đổi sang các câu khác.

#2 – Không nên học ngữ pháp quá nhiều, nó sẽ khiến bạn nói không trôi chảy.

#3 – Nên nghe nhiều hơn và nói theo những cách nói của người bản xứ, giọng điệu lên xuống trong câu.

#4 – Nên lặp lại một chủ đề, cụm từ, câu nào đó nhiều lần nếu có cơ hội.

#5 – Học ngữ pháp thụ động qua việc tự kể lại một chủ đề nào đó theo nhiều mốc thời gian.

#6 – Đọc những cuốn sách có ngôn ngữ đơn giản (sách cho trẻ em).

#7 – Nói to và rõ những gì muốn nói. Đừng ngại mắc lỗi.

Đó chỉ là 7 nguyên tắc cho những ai còn thắc mắc về TA, còn ai giỏi rồi thì bỏ qua nhé. Những cố gắng mỗi ngày sẽ đóng góp vào thành công sau này, đừng nản chí nếu không thấy ngay được kết quả, hãy nghĩ rằng nó đang âm ỉ cháy bên trong rồi sẽ có ngày bạn được đền đáp xứng đáng.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular