fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn ToánThi THPT Quốc gia môn Toán: Những dạng bài dễ xuất hiện...

Thi THPT Quốc gia môn Toán: Những dạng bài dễ xuất hiện trong đề thi

Dưới đây là những dạng bài được dự đoán sẽ xuất hiện trong đề thi môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.

Trước hết thí sinh cần đảm bảo nắm vững các kiến thức về số phức, xác suất, loga và phần lượng giác bởi đây là những nội dung cơ bản và trọng tâm nhất của kỳ thi THPT Quốc gia.

Bên cạnh những yếu tố trọng tâm trên thí sinh cần lưu ý các dạng bài sau:

Hàm số và những câu hỏi liên quan

Nội dung câu hỏi xoay quanh việc khảo sát sự biến thiên, vẽ đồ thị hàm số. Đối với câu hỏi này, học sinh thường mắc những sai lầm như: Thiếu kí hiệu gốc tọa độ, thiếu x, y, không chia độ; Vẽ đồ thị không có đối xứng, vẽ lơ lửng hay không xác định tọa độ các giao của đồ thị với hai trục một cách chính xác (đó là căn cứ để nhìn đồ thị trong khi chấm bài).

Giải tích và hình học không gian

  • Giải tích: Câu hỏi ở phần này không quá khó, thí sinh chỉ cần vận dụng lý thuyết và rèn luyện cách tính các phép toán trong hệ trục tọa độ Oxyz là có thể đạt được điểm. Lưu ý thí sinh phải biết cách thử bằng máy tính để xem kết quả của mình đúng hay sai.
  • Loại hình không gian: Trong phần này thí sinh cần chú ý đến phần hình chóp và lăng trụ. Đặc biệt việc đầu tiên cần làm là phải vẽ đúng hình và cẩn trọng hơn trong việc tính giá trị của thể tích bởi nhiều khi đến đáp số đúng rồi nhưng khi rút gọn lại bị nhầm dẫn đến mất điểm.
    Những dạng bài thường ra trong phần này sẽ theo hướng yêu cầu thí sinh tính thể tích và khoảng cách của hình vì vậy đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc công thức.

Phương trình, hệ phương trình và phần mặt phẳng thuộc kiến thức lớp 10.

  • Phương trình và hệ phương trình chúng ta nên lưu ý 5 phương pháp: Phép thế, phân tích thành nhân tử, đặt ẩn phụ, dùng bất đẳng thức đánh giá.
    Với dạng bài tập về phương trình lượng giác; phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, phương trình mũ logarit, học sinh thường mắc các lỗi như: quên ĐKXĐ, giải sai ĐKXĐ. Vì vậy sau khi giải ra nghiệm của bài toán thì thử lại xem có thỏa mãn điều kiện không rồi kết luận.
  • Phần mặt phẳng: Trước tiên cần đảm bảo vẽ hình thật chính xác bằng thước và compa. Phần này đòi hỏi thí sinh phải có khả năng đưa ra phản xạ bằng mắt xem đoạn nào vuông góc hay bằng nhau rồi mới chứng minh.

Số phức: Thí sinh chỉ cần biết các công thức cơ bản, các thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được. Tuy nhiên trong quá trình làm bài, thí sinh thường dễ sai ở chỗ xác định phần thực, phần ảo nhưng ở phần ảo vẫn viết thêm đơn vị ảo là i cũng như áp dụng nhầm định nghĩa.

Xác suất tổ hợp: Trong câu này, thí sinh thường gặp khó khăn khi xác định dùng tổ hợp hay chỉnh hợp đặc biệt cần chú ý tránh nhầm trong việc xác định không gian mẫu.

Nhị thức Newton: Với dạng câu hỏi này, thí sinh hay nhầm dấu khi tìm hệ số của x mũ k. Trong quá trình giải bài phải chú ý biểu thức là tổng hay hiệu, nếu là hiệu thì dễ có hệ số mang dấu âm.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular