fbpx
Tuesday, April 23, 2024
HomeTin học đườngĐề xuất thí điểm học theo tín chỉ ở THPT để học...

Đề xuất thí điểm học theo tín chỉ ở THPT để học sinh được lựa chọn môn học

Học sinh lựa chọn cùng môn học sẽ được sắp xếp học chung, không theo lớp học, có thể có lớp đông học sinh, cũng có thể có lớp ít học sinh.

Ngày 3/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 (gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 09 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 04 môn học trong 09 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Có trường trung học phổ thông nào cho học sinh được lựa chọn môn học?

Tại Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “học sinh được lựa chọn 4 môn học từ các môn lựa chọn gồm Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.”.

Nếu học sinh được lựa chọn 4 trong 9 môn bất kỳ sẽ có 126 cách chọn (126 tổ hợp chọn môn).

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên các trường trung học phổ thông trong cả nước đều thực hiện việc tự xây dựng các tổ hợp chọn môn (khoảng 3-6 tổ hợp) và cho học sinh chọn theo các tổ hợp đã được chọn sẵn (Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn 1496 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 có hướng dẫn các trường dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự xây dựng tổ hợp chọn môn).

Tuy nhiên, nếu các trường tự xây dựng các tổ hợp môn cho học sinh học sẽ khiến học sinh gặp vô cùng thiệt thòi như:

Các trường chọn sẵn tổ hợp môn cho học sinh thì giống như “ép” học sinh học các môn mà mình không thích và không đúng định hướng chương trình mới, học sinh không được chọn môn theo sở trường, định hướng nghề nghiệp.

Nếu trường trung học phổ thông có nhiều giáo viên Vật lý, Hóa học,… thì sẽ xây dựng nhiều tổ hợp có các môn trên, thiệt thòi cho học sinh khối khoa học xã hội và ngược lại.

Nếu trường không có giáo viên Sinh học, Âm nhạc,… thì sẽ bỏ các môn trên trong các tổ hợp, có thể nói là dễ cho trường, chỉ có người học là thiệt trăm bề.

Tự tạo ra tổ hợp môn lựa chọn sẽ có rất nhiều em sẽ phải học những môn học mình không thích, gần như không được quyền thay đổi, mất đi ý nghĩa định hướng nghề nghiệp.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular