fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn SinhĐề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 - Đề...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 – Đề số 5

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 tổ chức thi thử lần 5, đề thi gồm 50 câu hỏi và được giải đáp chi tiết dưới đây:

Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh

Câu 1. (ID: 92512)Quần thể ít phụ thuộc vào sự biến động của nhân tố sinh thái là quần thể

    A.Có vùng phân bố hẹp            B.Ít dịch bệnh

    C.Có số lượng cá thể nhiều                                D.Có giới hạn chịu đựng rộng

Câu 2. (ID: 92521)Cho các bước tao động vật chuyển gen:

(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.

(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.

Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là

    A.(2) à (3) à (4) à (2)           B.(1) à (3) à (4) à (2)

    C.(1) à (4) à (3) à (2)           D.(3) à (4) à (2) à (1)

Câu 3. (ID: 92525)Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽkhôngdẫn đến kết quả nào dưới đây ?

    A.Trong một tế bào có mang gen đột biến sẽ có hai loại lục lạp xanh và trắng.

    B.Làm cho toàn cây hoá trắng do không tổng hợp được diệp lục.

    C.Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.

    D.Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng.

Câu 4. (ID: 92529)Một loài thực vật có tối đa 28 kiểu thể không nhiễm kép, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ( 2n ) của loài trên có số lượng là:

    A.8.           B.16.           C.24.            D.22.

Câu 5. (ID: 92532)Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là:

    A.12,25%      B.30%         C.35%         D.5,25%

Câu 6. (ID: 92533)Đột biến số lượng NST có thể tạo ra các thể đột biến sau:

1. Thể không.   2. Thể một.   3. Thể tứ bội.        4. Thể bốn.    5. Thể ba.

Công thức NST của các thể đột biến  1, 2, 3, 4 và 5 được viết tương ứng là :

A.2n, 2n – 1, 2n + 1, 4n và 3n.            

B.O, 2n + 1, 2n + 4, 4n và 3n.

C.2n – 2, 2n – 1, 4n, 2n + 2 và 2n + 1.      

D.2n – 2, 2n + 1, 4n, 2n + 4 và 2n + 3. 

Câu 7. (ID: 92534)Trong khí quyển nguyên thủy của Trái đất chưa có:

A.CO         B.H

2

O         C.Ôxi          D.NH

3

Câu 8. (ID: 92535)Ở 1 loài A: thân cao; a: thân thấp; B: quả đỏ; b: quả vàng. Khi cho cây thân cao quả đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được số cá thể có kiểu hình thân cao, quả vàng chiếm 24%. Tỉ lệ cây thân cao, quả đỏ có kiểu gen AB/ab ở đời con là? (Biết rằng mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là như nhau).

    A.1%         B.34%         C.2%         D.51%

Câu 9.(ID: 92536)Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng:

    A.chân chuột chũi và chân dế dũi.

    B.cánh sâu bọ và cánh dơi.

    C.tuyến nộc độc của rắn và tuyến nước bọt của các ĐV khác.

    D.mang cá và mang tôm.

Câu 10.(ID: 92537)Cho một số khu sinh học:

(1) Đồng rêu (Tundra).          (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.

(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga).     (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

A.(2) → (3) → (1) → (4).            B.(2) → (3) → (4) → (1).

C.(1) → (3) → (2) → (4).            D.(1) → (2) → (3) → (4).

Câu 11.(ID: 92538)Ở một loài thực vật, xét gen A có 2 alen A và a; gen B có 3 alen B

1

, B

2

, B

3

. Hai gen A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số alen A là 0,6; tần số của B

1

là 0,1; tần số của B

2

là 0,3. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng về di truyền và có 10000 cá thể thì theo lí thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen aaB

1

B

3

là:

    A.180         B.360          C.96           D.192

Câu 12.(ID: 92539)Mối đe dọa của cành từ một cây cao phủ bóng lên một cây bụi khác là một ví dụ cho mối quan hệ nào:

    A.Cạnh tranh                   B.Ức chế – cảm nhiễm.

C.Cộng sinh.                                                       D.Hội sinh

Câu 13. (ID: 92540)Vai trò chủ yếu của CLTN trong quá trình tiến hoá nhỏ:

    A.Phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể khác nhau trong quần thể. 

    B.Quy định nhịp điệu biến đổi, chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen quần thể, định hướng quá trình tiến hoá..

    C.Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại. 

    D.Phân hoá khả năng sống sót của những cá thể khác nhau trong quần thể. 

Câu 14.(ID: 92541)Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là loài:

A.Homo neanderthalensis.          B.Homo habilis.

    C.Homo sapiens.               D.Homo erectus.

Câu 15.(ID: 92542)Loài đẻ nhiều, phần lớn bị chết trong những ngày đầu, số sống sót đến cuối đời rất ít là

    A.Thủy tức      B.Chim, thú      C.Sóc          D.Hàu,sò

Câu 16.(ID: 92543)Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N

15

nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N

14

thì sau 10 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N

14

?

    A.1023.          B.1024.       C.2046.        D.1022.

Câu 17.(ID: 92544)Đem lai bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về ba cặp gen F1 xuất hiện toàn cây hoa đỏ, thân cao. Cho F

1

tự thụ phấn F

2

có kết quả: 56,25% cây hoa đỏ, thân cao; 18,75% hoa đỏ, thân thấp; 12,75% hoa vàng, thân cao; 6% hoa vàng, thân thấp; 6% hoa trắng, thân cao; 0,25% hoa trắng, thân thấp. Kiểu gen của F

1

và tần số hoán vị gen là:

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 – Đề số 5

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular