fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn ĐịaĐề thi thử THPT Quốc gia môn Địa - Đề số 7...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa – Đề số 7 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2016 – Đề số 7, gồm 4 câu, có đáp án và lời giải chi tiết, các em tham khảo dưới đây:

Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SÔ 7

Câu 1 (2,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ÂM CỦA

MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

 (Đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1676

989

+687

Huế

2868

1000

+1868

TP. Hồ Chí Minh

1934

1686

+245

Nhận xét, giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên?

Câu 2 (3,0 điểm)

Nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới có sự tồn tại song song của nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại. Anh (chị) hãy:

   1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta?

   2. Nêu những khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiện đại?

Câu 3 (3,0 điểm)

   Cho bảng số liệu sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NƯỚC TA

TRONG GIAI ĐOẠN 1977  2010

Năm

Tốc độ tăng (%)

Năm

Tốc độ tăng (%)

Năm

Tốc độ tăng (%)

1977

5,3

1987

3,6

1997

8,2

1978

1,1

1988

6,0

1998

5,8

1979

–1,8

1989

4,7

1999

4,8

1980

–3,6

1990

5,1

2000

6,8

1981

2,2

1991

5,8

2001

6,9

1982

8,8

1992

8,7

2002

7,1

1983

7,2

1993

8,1

2003

7,3

1984

8,3

1994

8,8

2004

7,8

1985

5,7

1995

9,5

2005

8,4

1986

2,8

1996

9,3

2010

7,1

   1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của nước ta trong các giai đoạn: 1977 – 1981; 1982 – 1985; 1986 – 1991; 1992 – 1997; 1998 – 2001; 2002 – 2005; 2005 – 2010.

   2. Nhận xét và giải thích sự phát triển kinh tế của nước ta trong các giai đoạn kể trên.

Câu 4(2,0 điểm)

Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA NĂM 2016 – ĐỀ SÔ 7

Câu 1. 1. Nhận xét:

    – Huế có có lượng mưa trung bình năm cao nhất, cân bằng ẩm cao nhất (dẫn chứng).

   – Thành phố Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất và cân bằng ẩm thấp nhất (dẫn chứng).

   – Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.

2. Giải thích:

– Huế có lượng mưa cao nhất, do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng Đông Bắc, bão từ Biển Đông và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, dẫn đến mưa vào thu đông (từ tháng VIII đến tháng I). Do lượng mưa nhiều nên lượng bốc hơi nhỏ đã dẫn đến cân bằng ẩm ở Huế rất cao.

– Thành phố Hồ Chí Minh do trực tiếp đón gió mùa Tây Nam, kết hợp hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới nên mưa khá cao. Mùa khô kéo dài, nhiệt độ cao nên bốc hơi mạnh dẫn đến cân bằng ẩm thấp.

– Hà Nội mùa đông lạnh, ít mưa nên lượng mưa thấp nhất; nhiệt độ thấp nên lượng bốc hơi ít dẫn đến cân bằng ẩm cao hơn thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2. 1. Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với nền nông nghiệp nhiệt đới.

a. Thuận lợi

   – Khí hậu:

   + Nhiệt đới ẩm gió mùa: Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm từ 25 – 27

0

C. Tổng lượng nhiệt hoạt động 8000

0

C, số giờ nắng trung bình năm hơn 1400giờ. Lượng mưa 1500 – 2000mm/năm.

   + Gió mùa: Gió mùa Đông Bắc vào mùa đông ở miền Bắc gây thời tiết lạnh, khô (vào nửa đầu mùa đông) và lạnh ẩm (vào nửa sau mùa đông); Gió mùa Tây Nam và mùa hạ.

   + Phân hoá:

   · Theo vĩ độ (Bắc – Nam): ở miền Bắc có mùa đông lạnh, ở miền Nam nhiệt độ cao quanh năm.

   · Theo mùa: Mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, mùa hạ và mùa đông ở miền Bắc.

   · Theo độ cao: Khí hậu phân hoá thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600 – 700m là vành đai cận nhiệt trên núi. Trên 2400 – 2600 là vành đai ôn đới núi cao.

   + Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

   Chế độ nhiệt ẩm phong phú, cho phép cây trồng phát triển quanh năm, áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh.

   Có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du – miền núi.

   Tập đoàn cây trồng và vật nuôi đa dạng: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới, do có mùa đông lạnh

   – Địa hình, đất đai: 3/4 diện tích nước ta là đồi núi với các dạng địa hình chính là đồng bằng, trung du, núi.

   + Đất đai cũng có sự phân hoá giữa các vùng: hệ đất phù sa ở đồng bằng, hệ đất feralit ở trung du và miền núi.

   + Địa hình và đất đai có những thuận lợi đối với nền nông nghiệp nhiệt đới.

   Có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: Cây dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc ở trung du – miền núi. Cây ngắn ngày, nuôi thuỷ sản thâm canh tăng vụ ở đồng bằng.

b. Khó khăn:

   – Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới:

   + Sản xuất nông nghiệp ở mức độ lớn phụ thuộc vào khí hậu và sau đó là đất đai.

   Khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng, phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nền nông nghiệp

   + Các thiên tai: lũ lụt, hạn hán…

   – Sâu bệnh và dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi

2. Sự khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiện đại

Tiêu chí

Nông nghiệp cổ truyền

Nông nghiệp hàng hóa

Quy mô

– Nhỏ, manh mún

– Lớn, tập trung cao

Phương thức canh tác

– Trình độ kỹ thuật lạc hậu.

– Sản xuất nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ.

– Tăng cường sử dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến.

– Chuyên môn hóa thể hiện rõ.

Hiệu quả

– Năng suất lao động thấp, hiệu quả thấp.

– Năng suất lao động cao, hiệu quả cao.

Tiêu thụ sản phẩm

– Tự cung, tự cấp, ít quan tâm thị trường.

– Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Phân bố

– Tập trung ở các vùng còn khó khăn.

– Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi.

Câu 3. 1. Tính tốc độ tăng trưởng trung bình của các giai đoạn

Giai đoạn

Tốc độ tăng trưởng trung bình (%)

1977 – 1981

0,64

1982 – 1985

7,5

1986 – 1991

4,7

1992 – 1997

8,8

1998 – 2001

6,0

2002 – 2005

7,7

2005 – 2010

7,8

   – Vẽ biểu đồ đường (đúng, đẹp, đủ dữ liệu).

2. Nhận xét và giải thích

   – Nhìn chung GDP tăng liên tục (trừ năm 1979 –1980 tốc độ tăng trưởng âm)

   – GDP tăng không đều giữa các năm: từ 1977 – 2010 tăng cao nhất vào năm 1995 (9,5%), tăng thấp nhất 1980 (–3,6%)

   – Tăng không đều giữa các giai đoạn:

   + Từ năm 1977 – 1981: tốc độ tăng trưởng chậm (0,64%), thậm chí năm 1980 tốc độ tăng âm3,6%, là giai đoạn nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, lạm phát do đây là thời kì trước Đổi mới, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, chiến tranh để lại hậu quả nặng nề, chính sách cấm vận của Hoa Kì, cơ chế quản lí tập trung, quan liêu bao cấp.

   + Từ năm 1982 – 1995: Tốc độ tăng khá cao (7,5%), liên quan chủ yếu đến sự đổi mới đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp với khoán 100, khoán 10 đã thu được thành tựu rất lớn.

   + Từ năm 1986 – 1991: Tốc độ tăng trưởng lại thấp và biến động (4,7%) do đây là thời kì đầu đổi mới, công nghiệp chưa thích ứng với cơ chế thị trường, có nhiều xáo trộn cộng với thị trường truyền thống (các nước XHCN Đông Âu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta).

   + Từ 1992 – 1997: Tốc độ tăng trưởng cao nhất (8,8%), đặc biệt năm 1995 (9,5%). Nguyên nhân: Do giai đoạn này luật đầu tư nước ngoài của nước ta có hiệu lực nên thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, từ đó khắc phục được những khó khăn về vốn và kĩ thuật, Mĩ bỏ cấm vận vào năm 1994, nước ta gia nhập Asean (1995).

   + Từ năm 1998 – 2001: tốc độ tăng trưởng lại giảm sút (6,0%) do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á, châu Á. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn tăng cao nhất trong khu vưc.

   + Từ 2002 – 2010: Tốc độ tăng trưởng lại khởi sắc (đạt trung bình 7,7% – 7,8 %) do cuộc khủng hoảng đã từng bước được khắc phục và tác động của luật doanh nghiệp.

   Kết luận: Nguyên nhân cỏ bản ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta:

   – Do tác động của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

   – Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Câu 4. 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta: Có cả khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại

   – Khu Đông Bắc:

   + Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay sản lượng than đã vượt mức 10 triệu tấn/năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện và để xuất khẩu.

   + Mỏ kim loại như: Sắt ở Yên Bái; thiếc và bô xít ở Cao Bằng; chì, kẽm ở Chợ Điền – Bắc Kạn; đồng, vàng ở Lào Cai; thiếc ở Tĩnh Túc – Cao Bằng (sản xuất khoảng 1000 tấn mỗi năm).

   + Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

– Khu Tây Bắc: Có một số mỏ khá lớn như mỏ đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

2. – Thuận lợi:

   + Trong vùng có một số loại khoáng sản quan trọng, trữ lượng lớn.

   + Trên một diện tích nhất định tập trung nhiều loại khoáng sản nên việc khai thác và chế biến khoáng sản trên quan điểm tổng hợp là một thế mạnh mà không phải vùng nào cũng có.

   + Đây là vùng giàu tiềm năng về thuỷ điện nhất nước ta, khai thác tiềm năng này sẽ tạo ra nguồn năng lượng rẻ để phục vụ cho việc khai thác và chế biến khoáng sản.

   – Khó khăn:

   + Các mỏ phân bố ở những nơi có địa hình phức tạp.

   + Việc khai thác đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular